Banner header
BiFarm

7 Loại bệnh trên cây dưa lưới thường gặp và cách phòng

 BiFarm   |    Ngày 27/11/2023

Dưa lưới là một trong những loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao và được ưa chuộng nhiều tại nước ta. Tuy nhiên, loại trái cây này cũng phải đối mặt với nhiều bệnh hại, ảnh hưởng nhiều đến năng suất. Hãy cùng tìm hiểu top 7 loại bệnh trên cây dưa lưới thường gặp nhất và cách khắc phục, cách phòng tránh hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!

1. Bệnh sương mai trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh sương mai là một loại bệnh trên cây dưa lưới gây ra bởi nấm Pseudoperonospora cubensis. Các sợi nấm dạng hình ống sẽ bám chặt vào mặt dưới của lá tạo thành các vết bệnh màu trắng hoặc vàng. Mặt trên lá thì vết bệnh có màu xanh nhạt, khi già đi sẽ chuyển sang màu nâu sậm hoặc vàng.

Các vết nấm sẽ len lỏi vào trong các tế bào và hút chất dinh dưỡng. Vết bệnh sẽ lan từ tầng lá bên dưới lên đến ngọn, rồi làm lá khô héo, xoăn và dễ bị rụng. Bệnh này xuất hiện quanh năm trên ruộng dưa lưới, nhưng nặng nhất là vào mùa mưa hoặc những ngày buổi sáng có sương mù. Nó gây hại từ lá đến ngọn, giai đoạn từ khi cây trổ hoa đến khi kết trái.

Bệnh sương mai là bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến

Bệnh sương mai là bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến

Biện pháp phòng trừ

  • Giữ cho đất trồng thông thoát, loại bỏ cây bệnh và làm sạch cỏ.
  • Kiểm tra và duy trì hệ thống thoát nước để đề phòng ngập úng.
  • Chọn giống cây dưa lưới chất lượng và kháng bệnh.
  • Thực hiện luân canh các loại cây trồng khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trên cây dưa lưới và duy trì “sức khỏe” của đất.
  • Kiểm tra và cắt tỉa các phần cây bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
  • Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun lên cây nhằm ngừa và điều trị các bệnh tật trên cây trồng.

2. Bệnh phấn trắng trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Một trong những bệnh trên cây dưa lưới phổ biến thường gặp nữa là bệnh phấn trắng (bệnh nấm trắng). Bệnh này do một loại ký sinh có dạng sợi nấm là Erysiphe cichoracearum gây ra. Thông thường bệnh xuất hiện khi thời tiết có mưa nhiều, độ ẩm không khí tăng cao.

Ban đầu, trên bề mặt lá dưa lưới sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu xanh và dần chuyển sang vàng. Sau khoảng từ 4 - 5 ngày, bề mặt lá sẽ bị phủ kín bởi một lớp phấn trắng. Và chỉ trong thời gian ngắn, vì bị nấm hút hết chất dinh dưỡng nên lá sẽ bị héo khô lại, giòn cuống và rụng dần. Trong trường hợp bệnh nặng thì toàn thân cây đều sẽ bị phủ trắng, dẫn đến sinh trưởng kém và không đậu quả, gây ra nhiều thiệt hại kinh tế.

Bệnh phấn trắng hình thành trên cây dưa lưới

Bệnh phấn trắng hình thành trên cây dưa lưới

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng thuốc Score 250EC hoặc Aliette 800WG để điều trị bệnh.
  • Chọn hạt giống dữ lưới tốt để phòng trừ bệnh trên cây dưa lưới.
  • Chú ý vệ sinh cỏ dại, cây bệnh xung quanh khu đất trước khi trồng dưa lưới.
  • Không nên trồng cây với mật độ quá dày, khiến bệnh dễ lây lan.
  • Thường xuyên cắt tỉa cây, hạn chế tưới nhiều nước để tránh tạo nơi trú ẩn cho mầm bệnh.
  • Tăng cường bón phân với liều lượng phù hợp để cây dưa lưới sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh hơn.

3. Bệnh khảm trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh khảm là một trong những loại bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra bệnh khảm  virus Cucumber mosaic virus (CMV) thông qua các loại côn trùng chích hút trung gian như bọ trĩ, bọ phấn trắng, rệp dưa,... Bệnh khảm xuất hiện nhiều trên ruộng dưa vào thời gian mùa mưa.

Khi bị nhiễm bệnh, lá đọt non cây dưa lưới sẽ bị xoăn nhỏ lại, mất màu và có lốm đốm vàng cũng như không phát triển nữa. Cây bị bệnh sẽ còi cọc, chậm phát triển hoặc bệnh nặng có thể bị giòn thân và gãy. Hoa dễ bị vàng và còi cọc, khi ra trái sẽ bị nhỏ, dị dạng và có vị đắng làm thất thu.

Bệnh khảm là một bệnh trên cây dưa lưới thường gặp

Bệnh khảm là một bệnh trên cây dưa lưới thường gặp

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng thuốc trừ sâu chứa Pymetrozine để ngăn chặn côn trùng gây hại.
  • Điều trị và phòng trừ bệnh trên cây dưa lưới bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học để kích thích sự phát triển của cây, tăng khả năng chống chịu với các bệnh tật.
  • Lựa chọn giống cây dưa lưới có khả năng chống lại các bệnh tật.
  • Trồng các cây dưa lưới cách xa nhau để lưu thông không khí tốt, ngăn chặn sự lây lan của bệnh khảm và nhiều loại bệnh trên cây dưa lưới khác.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành và lá bị nhiễm bệnh để loại bỏ nguồn lây nhiễm.

4. Bệnh thán thư trên dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Nói về bệnh trên cây dưa lưới thường gặp không thể không kể đến bệnh thán thư (tên khoa học là Colletotrichum lagenarium). Nguyên nhân gây ra bệnh này là do thời tiết thay đổi thất thường, khắc nghiệt làm cho cây dễ mắc bệnh và tiến trình bệnh diễn ra rất nhanh.

Cây dưa lưới mắc bệnh thán thư sẽ hình thành những đốm nhỏ màu vàng hoặc nâu không đều trên lá và quả, kích thước từ 3 - 10mm. Khi cây bị thán thư nặng, những đốm nhỏ sẽ ngày càng lan to dần, lõm xuống, từ từ sẽ tạo thành những vết thối lớn và làm hỏng cả trái dưa.

Bệnh thán thư gây ra trên cây dưa lưới

Bệnh thán thư gây ra trên cây dưa lưới

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Difenoconazole (tối thiểu  96%), Flusilazole (tối thiểu 92.5%),...
  • Hủy cây nhiễm bệnh và loại bỏ các cây chết cũng như lá nhiễm bệnh trong vườn.
  • Lựa chọn cây có khả năng chống chịu bệnh tốt.
  • Lựa chọn đất có khả năng thoát nước tốt hoặc sử dụng phân trộn để cải thiện đất, giúp chống lại bệnh trên cây dưa lưới.
  • Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thay vì vòi phun nước từ trên cao, tránh làm ướt lá cây.
  • Tránh để quả chín tiếp xúc với đất.

5. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh nứt thân xì mủ là một bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến gây ra bởi nấm Mycosphaerella melonis hay Didymella bryoniae. Điều kiện phát triển lý tưởng của bệnh là vào thời tiết nắng nóng hoặc có mưa nhiều, khi nhiệt độ rơi vào từ 20 - 30 độ C.

Bệnh này thường gây hại chủ yếu trên thân cây dưa lưới, đôi khi có cả trên lá và quả. Thân cây bị bệnh sẽ xuất hiện những đốm hình bầu dục từ 1 - 2 cm, lõm và làm khuyết một bên thân cây. Từ từ vết bệnh sẽ ứa nhựa màu nâu đỏ, dần dần chuyển sang màu nâu sẫm, làm cho cây khô héo và chết.

Trên lá, bệnh nứt thân xì mủ sẽ xuất hiện thành những đốm bệnh không đồng đều màu xám nhạt. Các đốm này xuất hiện từ bìa lá và lan dần theo hình vòng cùng, hình thành các ổ bào tử nấm bệnh khiến lá cháy khô.

Nứt thân xì mủ là một bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến

Nứt thân xì mủ là một bệnh trên cây dưa lưới khá phổ biến

Biện pháp phòng trừ

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học chứa Mancozeb.
  • Sử dụng các loại thuốc sinh học có chứa các loại nấm đối kháng như Chaetomium spp., Trichoderma spp.,...
  • Xử lý tàn dư đất còn tồn để ngăn ngừa bệnh trên cây dưa lưới
  • Cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng trước khi trồng dưa lưới.
  • Dọn rác và cỏ dại thường xuyên để ngăn ngừa nấm khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh trên cây kịp thời.
  • Tránh sử dụng quá nhiều phân đạm để ngăn chặn mầm bệnh phát triển.
  • Giữ độ ẩm 80 – 85% trong đất trồng dưa lưới để ngăn chặn nấm Mycosphaerella melonis.

6. Bệnh héo xanh trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh héo xanh là bệnh trên cây dưa lưới do vi khuẩn Erwinia tracheiphila gây ra. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm, thường gặp trên cây dưa lưới cũng như các cây trồng họ cà, bầu bí. Bệnh có thể được lây truyền do bọ dưa.

Vi khuẩn Erwinia tracheiphila sinh sôi sẽ làm bít tắc những mô mạch bên trong cây và gần như cây đã nhiễm bệnh thì không thể phục hồi. Thông thường bệnh héo xanh sẽ xuất hiện vào giai đoạn từ trước hoặc sau khi cây ra hoa từ 5 - 7 ngày. Cây sẽ héo rũ đột ngột, lá chuyển sang tái xanh và cây dần khô rồi chết.

Dưa lưới mắc bệnh héo xanh khó có thể phục hồi

Dưa lưới mắc bệnh héo xanh khó có thể phục hồi

Biện pháp phòng trừ

  • Loại bỏ các cây dưa lưới bị bệnh và tiêu hủy chúng.
  • Sử dụng các loại vacxin phun lên cây khỏe mạnh để diệt khuẩn, hạn chế bệnh trên cây dưa lưới.
  • Bón phân cân đối và sử dụng phân hữu cơ ủ nấm đối kháng.
  • Tránh gây tổn thương cho cây, không trồng liên tiếp cây họ cà hoặc họ bầu bí trên cùng đất, thay vào đó luân canh các loại cây khác và tưới nước đủ và đúng lúc.

7. Bệnh thối thân trên cây dưa lưới

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh thối thân cũng là một trong những loại bệnh trên cây dưa lưới thường gặp. Bệnh do các loại nấm có trong hạt giống, đất và nguồn nước tưới hàng ngày như Thielaviopsis, Fusarium solani f.s. phaseoli, Rhizoctonia solani Kuhn và Pythium spp,... Chúng sẽ phá vỡ kết cấu cũng như hệ miễn dịch của cây. Và thông thường cây sẽ mắc bệnh vào thời điểm nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, có mưa nhiều.

Trong giai đoạn đầu, cây dưa lưới sẽ xuất hiện những đốm trắng/đỏ/đen ở phần gốc. Sau đó, những đốm này lan dần ra phần thân, cổ rễ, khiến cây héo rũ đi do bị thiếu nước và khoáng chất.

Sau khi bệnh chuyển biến nặng, thân cây dần chuyển sang màu vàng sẫm hoặc màu nâu. Khi ấn vào thì cây mềm nhũn, còn lá thì vàng úa. Dần dần sau 1 - 2 tuần không xử lý kịp thì cây sẽ chết hoặc bị hạn chế khả năng ra hoa, kết quả. Hoặc nếu có quả thì chất lượng không đảm bảo.

Bệnh thối thân là bệnh trên cây dưa lưới rất thường gặp phải

Bệnh thối thân là bệnh trên cây dưa lưới rất thường gặp phải

Biện pháp phòng trừ

  • Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt từ giai đoạn tỉa quả đến quả lên vân lưới. Đây là giai đoạn dễ bị nhiễm bệnh nhất.
  • Sử dụng các biện pháp sinh học để điều trị bệnh cho cây.
  • Xử lý đất trước khi trồng bằng vôi bột và thuốc trừ nấm.
  • Trồng dưa đúng mùa, với mật độ hợp lý và tránh trồng quá dày. Nếu đất nhiễm bệnh, luân canh với cây khác 1-2 năm.
  • Chọn giống cây dưa chống chịu tốt để hạn chế các bệnh trên cây dưa lưới.
  • Đảm bảo hệ thống thoát nước và tiêu hóa trong vườn.
  • Duy trì độ ẩm đủ, tránh tưới quá nhiều nước.
  • Trồng cây với mật độ phù hợp với mùa (nhiều khi nắng, ít khi mưa).

Trên đây là tổng hợp 7 loại bệnh trên cây dưa lưới thường gặp mà BIFARM tổng kết được. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ là kiến thức hữu ích để bạn có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo “sức khỏe” cho vườn dưa, đảm bảo năng suất. Nếu bạn muốn tìm mua dưa lưới thơm ngon, chất lượng, an toàn, hãy liên hệ với BIFARM để được tư vấn miễn phí nhé!

Công ty TNHH BIFARM

Hotline: 0927.61.61.61

Email: phamthanhtrung@msn.com

Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương.

Chia sẻ bài viết:
Tags: bệnh dưa lưới bệnh trên cây dưa lưới bệnh trên dưa lưới
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng