Bệnh thối thân trên cây dưa lưới là một trong những loại bệnh thường gặp trên cây dưa lưới. Nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và năng suất thu hoạch của cây trồng. Vì thế, để phòng trừ triệt để bệnh này, người nông dân cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh. Trong bài viết này, BIFARM sẽ chia sẻ đến bà con nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả bệnh thối thân của cây dưa lưới. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân, cách phòng bệnh thối thân ở trên cây dưa lưới
Nguyên nhân gây bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Nguyên nhân gây bệnh thối thân trên cây dưa lưới chủ yếu là do các loại nấm bệnh có trong đất, hạt giống và nguồn nước tưới.
Các loại nấm gây bệnh chủ yếu là nấm Thielaviopsis, Fusarium solani f.s. phaseoli, Rhizoctonia solani Kuhn và Pythium spp,… Những loại nấm này thường gây ra bệnh thối thân bằng cơ chế ký sinh, phá vỡ kết cấu và hệ miễn dịch của thân cây.
Bệnh thối thân ở cây dưa lưới phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, mưa nhiều, độ ẩm cao, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn đậu và tỉa quả, chọn quả xong. Đặc biệt là ở giai đoạn quả lên vân lưới.
Dấu hiệu nhận biết dưa lưới bị thối thân
Ở giai đoạn đầu, bệnh thối thân ở phần gốc của cây dưa lưới sẽ bắt đầu xuất hiện các chấm trắng, đỏ hoặc đen. Sau đó, chúng lan rộng ra toàn bộ phần thân cây, đặc biệt là ở cổ rễ và gốc khiến cây bị héo rũ (nguyên nhân là do phần thân bị hỏng không cung cấp đủ dưỡng chất và nước).
Thân cây bề ngoài khô cứng nhưng bên trong lại mềm nhũn, sũng nước và thối rữa
Khi bệnh chuyển nặng, các vùng nấm sẽ lan mạnh, tấn công vào phần thân cây khiến cây chuyển sang màu nâu hoặc vàng sậm, bề ngoài khô cứng nhưng khi ấn lại mềm nhũn, sũng nước và thối rữa, còn phần lá thì khô héo và quăn lại chuyển sang màu vàng úa. Trong giai đoạn cuối. thân cây sẽ xuất hiện các lớp mốc phủ bên ngoài, màu sắc tùy thuộc vào từng loại nấm gây bệnh.
Tác hại của bệnh thối thân ở trên cây dưa lưới
Bệnh thối thân trên cây dưa lưới có tốc độ chuyển bệnh nhanh (trong vòng 1 - 2 tuần) nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ gây ra hậu quả như chết toàn bộ cây, khả năng ra hoa kết trái của cây bị hạn chế, chất lượng quả không đạt kích thước và độ ngọt do thiếu chất dinh dưỡng,...
Nếu gặp điều kiện mưa nhiều, đất ẩm sau đó nắng to thì cây sẽ chết rất nhanh trong vòng một ngày.
Cách phòng trị bệnh thối thân trên cây dưa lưới
Để tăng năng suất trong mùa vụ dưa lưới, bà con nông dân cần có biện pháp phòng trị cây dưa lưới bị thối thân. Bà con có thể áp dụng những cách sau:
Biện pháp canh tác
Sau đây là một số biện pháp canh tác mà bà con có thể ứng dụng để phòng ngừa bệnh thối thân trên cây dưa lưới:
Chọn giống dưa lưới chất lượng, có khả năng đề kháng tốt và chống chịu với nấm bệnh
- Tiêu hủy toàn bộ cây bệnh hoặc tàn dư của vụ trước, dọn cỏ, rơm rạ, tiêu diệt sâu bệnh, trứng, ấu trùng,... để không còn nguy cơ gây bệnh trên cây.
- Chọn giống dưa lưới chất lượng, có khả năng đề kháng tốt và chống chịu với nấm bệnh.
- Xử lý đất hoặc giá thể thật kỹ trước khi trồng cây bằng vôi bột 70 - 100kg/1000m2 và các loại thuốc trừ nấm bệnh khác.
- Lên luống cao, phủ gốc mỏng, chân ruộng cao để đất thông thoáng, khô ráo, thoát nước tốt hơn, giảm nguy cơ ngập úng vào mùa mưa và hạn chế sự phát triển của nấm.
- Trồng dưa vào mùa vụ thích hợp, đảm bảo trồng với mật độ hợp lý để đảm bảo độ thông thoáng cho vườn cây (mùa nắng trồng dày, mùa mưa trồng thưa). Nếu đất bị nhiễm bệnh nặng cần luân canh với cây trồng khác họ theo chu kỳ từ 1 đến 2 năm để hạn chế nguồn bệnh.
- Trước khi trồng, bà con nên bón lót các loại phân vi sinh có chứa các loại nấm đối kháng với chủng nấm gây bệnh.
- Tưới nước ở mức độ vừa phải, duy trì đủ ẩm cho vườn cây, đặc biệt là vào mùa mưa và độ ẩm cao.
- Khi tỉa lá chân và tỉa chèo, bà con cần lưu ý như sau:
- Mùa nắng thì tỉa toàn bộ phiến lá, chỉ chừa lại cuống lá.
- Mùa mưa, độ ẩm độ cao thì tỉa lá theo kiểu trên mỗi lá để lại một ít phần thịt và phiến lá nhằm mục đích để lá không bị khô và thối.
- Không tỉa lá chân và tỉa chèo sát vào thân cây.
- Bón phân cân đối (đặc biệt là phân đạm và kali) nhằm giúp cây tăng khả năng chống chịu với nấm bệnh gây hại.
Biện pháp sinh học
Phòng trị bệnh thối thân trên cây dưa lưới bằng biện pháp sinh học như sau:
Thường xuyên kiểm tra vườn dưa lưới để phát hiện bệnh kịp thời
- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh sớm (đặc biệt là từ giai đoạn tỉa quả, chọn quả). Đây là giai đoạn mẫn cảm nhất của bệnh.
- Khi cây có dấu hiệu bệnh chưa lan rộng, bà con nên nhổ bỏ những cây bệnh nặng hoặc đã chết để tránh lây lan và giảm thiểu tối đa thiệt hại cho cả vườn.
- Khi phát hiện cây bị bệnh bà con có thể sử dụng một số loại thuốc phòng bệnh như Copper B, Kasumin 2L, Validacin 5L,… để loại bỏ mọi nguồn nấm gây bệnh. Vào khoảng thời gian trời quá ẩm hoặc nóng/lạnh bất thường, bà con nên phun định kỳ ít nhất 1 tuần/lần để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh.
- Bà con có thể sử dụng Nano Silic để phun hoặc tưới gốc để tăng khả năng chống chịu của cây, giúp cho thành vách tế bào dầy, cây khỏe và tăng cường dẫn truyền các chất dinh dưỡng được tốt hơn.
Trên đây là những nguyên nhân và cách phòng bệnh thối thân trên cây dưa lưới. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bà con gia tăng năng suất, được mùa bội thu. Nếu bà con cần mua dưa lưới chất lượng đạt chuẩn với mức giá hợp lý thì có thể mua tại cửa hàng BIFARM. Chúng tôi chuyên cung cấp dưa lưới an toàn, được cắt trực tiếp tại vườn mang đến cho bà con sản phẩm sạch, chất lượng. Khi có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Công ty TNHH BIFARM
Hotline: 0927.61.61.61
Email: phamthanhtrung@msn.com
Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương