Banner header
BiFarm

Bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào thì hợp lý?

 BiFarm   |    Ngày 27/11/2023

Khi trồng dưa lưới, để đảm bảo năng suất và chất lượng của quả, bà con cần phải bổ sung khoáng chất cần thiết cho cây, trong đó Kali là chất không thể thiếu. Vậy bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào là hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt? Bài viết này, BIFARM sẽ giải đáp chi tiết cho bà con. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tại sao cần phải bổ sung Kali cho dưa lưới?

Tại sao cần phải bổ sung Kali cho dưa lưới?

Tại sao cần phải bổ sung Kali cho cây dưa lưới?

Việc bổ sung khoáng chất Kali cho cây dưa lưới nhằm mục đích:

  • Giúp tăng trưởng thực vật: Kali giúp kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới, đồng thời còn giúp cây khỏe mạnh và cứng cáp hơn.
  • Nâng cao chất lượng quả: Kali giúp cải thiện kích thước, độ ngọt và độ mọng nước của quả, giúp dưa lưới tuoi ngon và hấp dẫn hơn.
  • Phòng chống một số bệnh gây hại cho cây: Phân Kali giúp củng cố thành tế bào của cây, khiến mầm bệnh khó xâm nhập và gây hại cho cây. Do đó, cây dưa lưới ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các bệnh như phấn trắng, sâu bệnh như rệp, bọ trĩ,...

Dấu hiệu nhận biết dưa lưới thiếu Kali

Để nhận biết cây dưa lưới thiếu Kali, bà con cần quan sát các triệu chứng và biểu hiện của cây. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

  • Lá cây dưa lưới bám chặt vào cuống, bị vàng, mất đi sự tươi tắn.
  • Mép lá bị biến màu, nhiều mảng màu nâu, lá bị khô và chết từ mép lá vào trong.
  • Hoa dưa lưới rụng sớm và quả không phát triển đều, dễ bị biến dạng.
  • Cây dưa lưới phát triển chậm, chiều cao cây bị giảm, các bộ phận cây phát triển không đều.

Lá dưa lưới chuyển sang màu vàng, mất đi sự tươi tắn là dấu hiệu cho biết cây thiếu Kali

Lá dưa lưới chuyển sang màu vàng, mất đi sự tươi tắn là dấu hiệu cho biết cây thiếu Kali

Bổ sung Kali cho dưa lưới cho bằng cách nào?

Để cung cấp lượng Kali đủ cho cây dưa lưới, bà con có thể bổ sung Kali cho cây bằng cách sử dụng phân Kali hữu cơ hoặc hóa học. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Phân Kali hữu cơ

Phân Kali hữu cơ được sản xuất từ các nguồn tự nhiên như tro, vỏ trấu, phấn hoa, phân chuồn chuồn kim.

  • Ưu điểm: Cung cấp Kali theo từng giai đoạn phát triển của cây và rất an toàn cho môi trường.
  • Nhược điểm: Hàm lượng Kali thấp, cần phải sử dụng lượng lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Phân Kali hóa học

Phân Kali hóa học Là loại phân bón có chứa Kali hòa tan trong nước.

  • Ưu điểm: Cung cấp lượng Kali cao và cây dưa lưới hấp thụ nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Nếu sử dụng không đúng cách và không đúng liều lượng sẽ gây ô nhiễm môi trường sống của cây.

Bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào là hợp lý?

Chọn thời điểm bón phân Kali cho cây dưa lưới rất quan trọng, nó giúp cây có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển tốt? Vậy bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào là hợp lý? Dưới đây là những giai đoạn cần phải bổ sung Kali cho cây dưa lưới mà bà con cần phải biết.

3 giai đoạn cần phải bổ sung Kali cho dưa lưới

3 giai đoạn cần phải bổ sung Kali cho dưa lưới

  • Trước khi trồng: Trước khi gieo hạt giống dưa lưới, bà con bón phân Kali cho đất để đất giàu dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng sẽ giúp bộ rễ khỏe mạnh, từ đó giúp cây phát triển tốt.
  • Giai đoạn tăng trưởng: Sau khi trồng cây dưa lưới, khi cây mọc cứng cáp, bà con cần bổ sung thêm phân Kali để thúc cho thân, rễ, lá phát triển khỏe mạnh. Đồng thời còn giúp cây bám chắc vào đất, cải thiện khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • Giai đoạn phát triển quả: Bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào? Đây chính là giai đoạn quan trọng cần phải bổ sung Kali cho cây dưa lưới. Trong giai đoạn này, quả bắt đầu hình thành, phát triển về kích thước, cho nên bà con muốn dưa lưới phát triển tối đa thì phải bón thêm Kali cho cây, giúp trái to, mọng nước và có độ ngọt ngon hơn.

Cách bổ sung phân Kali cho cây dưa lưới

Như vậy, bà con đã biết thời điểm tốt nhất để bổ sung Kali cho dưa lưới. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt mà con còn phải bón phân với liều lượng hợp lý và cách bón phân đúng cách. Dưới đây là vài bước hướng dẫn cách bổ sung Kali cho cây dưa lưới.

Chọn phân Kaki phù hợp với loại đất trồng cây dưa lưới

Chọn phân Kaki phù hợp với loại đất trồng cây dưa lưới

  • Bước 1: Chọn phân Kaki phù hợp với loại đất và chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho cây dưa lưới. Bà con có thể tham khảo tại các cửa hàng phân bón gần khu vực mình sinh sống.
  • Bước 2: Bổ sung Kali cho cây dưa lưới với lượng phân cần thiết bằng cách dựa vào kích thước của khu vườn và nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bà con có thể xem hướng dẫn trên bao bì phân bón để sử dụng lượng phân sao cho hợp lý.
  • Bước 3: Bón phân kali xung quanh gốc cây dưa lưới, đảm bảo rải đều. Sau đó, tưới nước cho cây để phân thấm vào đất.
  • Bước 4: Lặp lại quy trình bồ sung Kali cho cây dưa lưới từ 2 - 3 tuần một lần nhằm đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng liên tục cho cây.

Bổ sung Kali cho cây dưa lưới cần lưu ý gì?

Trong quá trình bổ sung Kali cho cây dưa lưới, bà con hãy đảm bảo rằng lượng phân được phân tán đều trên toàn bộ vùng rễ của cây. Bà con có thể sử dụng cuốc để xới đất xung quanh cây để đảm bảo kali được phân bố đều khắp vùng rễ.

Đảm bảo lượng phân được phân tán đều trên toàn bộ vùng rễ của cây

Đảm bảo lượng phân được phân tán đều trên toàn bộ vùng rễ của cây

Ngoài việc bổ sung kali, bà con hãy kiểm tra định kỳ các chỉ số khác của đất như độ pH, hàm lượng nitơ, phosphor và các nguyên tố vi lượng khác. Sự cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng giúp cây dưa lưới phát triển mạnh mẽ và sản xuất ra quả đạt chất lượng.

Bà con cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm của cây dưa lưới, hiểu rõ đất, môi trường, nhiệt độ và cách sử dụng phân bón hợp lý để tối ưu hóa quá trình bổ sung Kali, đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất.

Cuối cùng, bà con hãy nhớ rằng, việc bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào không phải là công việc được thực hiện một lần mà đòi hỏi phải sự kiên nhẫn, quan sát và điều chỉnh liên tục. Thành công trong việc trồng dưa lưới không chỉ nhờ vào việc bổ sung kali mà còn có sự cân đối giữa các yếu tố khác như ánh sáng, nước và các nguyên tố vi lượng khác.

Những sai lầm khi bổ sung Kali cho dưa lưới

Bổ sung Kali cho dưa lưới là một công việc rất cần thiết đối với mọi nhà nông, nhưng cũng có thể gặp một số sai lầm như sau:

Những sai lầm khi bổ sung Kali cho cây dưa lưới

Những sai lầm khi bổ sung Kali cho cây dưa lưới

Lượng Kali cung cấp cho cây không hợp lý

Bổ sung Kali không đủ sẽ làm cho cây dưa lưới không thể phát triển mạnh để đạt năng suất cao. Ngược lại, bổ sung Kali quá nhiều sẽ gây hại cho cây, làm tăng nguy cơ gây cháy lá và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Để tránh sai lầm này, bà con hãy xác định lượng Kali cần thiết cho cây dưa lưới bằng cách xem kết quả kiểm tra mức Kali trong đất và tuân thủ đúng liều lượng phân bón của nhà sản xuất yêu cầu.

Chọn sai thời điểm bổ sung Kali

Việc bổ sung Kali cho dưa lưới đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cây dưa lưới nhận đủ lượng Kali cần thiết. Bổ sung quá sớm hoặc quá muộn có thể làm giảm chất lượng của quả và gây lãng phí nguồn tài nguyên.

Để tránh sai lầm này, bà con hãy bổ sung Kali vào thời điểm phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây và tuân thủ lịch trình tưới nước phù hợp.

Như vậy, qua bài viết này chắc hẳn bà con đã biết thời điểm bổ sung Kali cho dưa lưới vào lúc nào. Nếu bà con có vấn đề gì thắc mắc về cách bổ sung Kali cho cây dưa lưới hoặc cần được tư vấn mua dưa lưới thì hãy liên hệ với BIFARM. Chúng tôi tự hào là nơi cung cấp dưa lưới an toàn, chất lượng trực tiếp từ nông trại đến người tiêu dùng. Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương
Chia sẻ bài viết:
Tags: bổ sung kali cho dưa lưới vào lúc nào
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng