Dưa lưới là loại cây tương đối dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng nhằm mang lại nguồn kinh tế cao hoặc tận dụng không gian sân thượng để trồng dưa lưới. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách trồng và cách bấm ngọn dưa lưới đúng cách. Cùng tìm hiểu nhé!
Cách bấm ngọn dưa lưới đúng kỹ thuật
Bạn đã thực sự biết về dưa lưới hay chưa?
Dưa lưới (Cucumis melo) thuộc họ Bầu bí, có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và châu Phi. Đây là một loài cây ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với điều kiện nhiệt đới và khí hậu nắng nóng như ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, dưa lưới trồng phổ biến nhất tại Bình Dương và TPHCM. Thời gian từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch dưa lưới khoảng từ 70 - 80 ngày. Mỗi quả dưa lưới có trọng lượng trung bình dao động từ 1.5 đến 3.5 kg và có hình dáng oval đặc trưng.
Dưa lưới chia thành hai loại chính đó là dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh.
- Dưa lưới ruột vàng: Đặc điểm của loại dưa lưới này là vỏ bên ngoài có màu xanh đậm, trên bề mặt có gân trắng dày đan xen với nhau. Phần ruột dưa lưới có màu vàng cam tươi trong rất bắt mắt.
- Dưa lưới ruột xanh: Loại dưa này có vỏ màu nâu khi chín, trên bề mặt vỏ có nhiều gân màu trắng xám đan xen nhiều lớp bao quanh dưa. Bên trong, ruột dưa thường có màu xanh lá non và khi tiến vào phần cùi, màu sắc của nó sẽ nhạt dẫn.
Cách chọn giống, đất trồng và gieo hạt dưa lưới
Dưa lưới là một loài cây không chịu được lạnh, do đó để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của cây, bạn nên trồng dưa lưới vào mùa nóng, khô ráo. Từ tháng 2 đến tháng 9 trong lịch âm là thời gian lý tưởng để bạn bắt đầu thực hiện trồng dưa lưới. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ấm áp và nắng nóng giúp cây dưa lưới phát triển một cách tốt nhất, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh và sâu bệnh hại.
Chuẩn bị hạt giống
Trên thị trường hiện nay có đa dạng giống dưa lưới có thể kể đến như: dưa lưới Paradise, dưa lưới Ngọc Khuê, dưa lưới Taki,... Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà lựa chọn giống dưa lưới phù hợp nhất.
Khi trồng dưa lưới từ hạt, điều quan trọng là phải chọn hạt giống sạch, có khả năng kháng bệnh và cho tỷ lệ nảy mầm cao. Do đó, việc lựa chọn mua hạt giống từ các cơ sở uy tín là điều bạn cần cân nhắc. Hạt giống F1 luôn là sự ưu tiên hàng đầu vì cho chất lượng cao hơn, từ đó tăng năng suất cho mùa vụ.
Chọn hạt giống F1 để trồng dưa lưới
Chuẩn bị đất trồng
Để chuẩn bị đất trồng dưa lưới, bạn có thể sử dụng kết hợp đất sạch với các loại phân hữu cơ như trấu hún, mụn dừa, mùn cưa,... cùng với phân bón hữu cơ như phân bò, phân trùn quế và phân gà Nhật. Tỉ lệ pha trộn đất gồm: 1/4 đất sạch, 1/2 giá thể, và 1/4 phân bón hữu cơ.
Sau khi trộn giá thể trồng cây, bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma nhằm tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, từ đó giúp hạn chế tình trạng nấm bệnh, qua đó giúp cây phát triển tốt nhất.
Tiến hành gieo hạt
Chuẩn bị hạt giống dưa lưới và đem đi ngâm với nước ấm theo tỷ lệ 2 nước sôi : 3 nước lạnh trong thời gian từ 2 - 3 giờ. Sau đó, bạn vớt ra rửa sạch rồi đem đi ủ trong khăn ẩm khoảng 12 giờ. Lư ý phải luôn giữ cho khăn ẩm,và khi bạn thấy hạt giống bắt đầu nảy mầm, bạn hãy tiến hành gieo chúng.
Bạn có thể thực hiện cách gieo hạt với 3 cách sau:
Cách 1: Gieo trực tiếp lên đất
Để gieo hạt dưa lưới một cách hiệu quả, đầu tiên, bạn cần xới đất cho đến khi nó tơi xốp. Sau đó, dùng ngón tay để tạo một lỗ sâu khoảng 0.5cm. Gieo hạt vào lỗ với đầu rễ hướng xuống đất. Sau khi gieo xong, bạn hãy phủ một lớp đất mỏng lên trên để che phủ hạt giống. Sau đó bạn hãy tưới nước đều và nhẹ nhàng để hạt nảy mầm.
Để hạt nảy mầm tốt nhất, bạn có thể phủ thêm một lớp rơm, mụn dừa hoặc trấu hun lên trên đất. Điều này giúp đất thoáng mát và tăng tỷ lệ nảy mầm cho cây, từ đó giúp cây phát triển mạnh mẽ hơn từ giai đoạn đầu.
Cách 2: Gieo hạt vào khay nhựa hoặc khay xốp
Với giá thể ươm hạt bạn có thể dùng giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun, giá thể Peatmoss,... tùy sở thích và mục đích của bạn. Sau đóm bạn cho giá thể vào khay đã chuẩn bị sẵn, đặt hạt vào giữa các lỗ sau đó phủ nhẹ bằng giá thể ươm. Cuối cùng, bạn hãy tưới nước giữ ẩm sau đó đặt ở vị trí thoáng mát, lưu ý tránh ánh nắng mặt trời trự tiếp nhé!
Gieo hạt dưa lưới vào khay đựng
Cách 3: Gieo hạt vào viên nén xơ dừa
Để tỷ lệ nảy mần cao và nhanh chóng hơn, bạn có thể sử dụng mút ươm kie hay viên nén xơ dừa ngâm trong nước trong vòng 2 phút sau đó gieo hạt, mỗi viên từ 1 - 2 hạt. Lưu ý phải giữ ẩm để hạt có thể nảy mầm nhanh chóng.
Khi cây bắt đầu lên được 2 - 3 lá thật, thân đã khá cứng cáp, lúc này bạn hãy chuyển cây ra đất trồng đã chuẩn bị.
Cách bấm ngọn dưa lưới cực kì đơn giản mà ai cũng làm được
Với cách ngắn ngọn dưa lưới bạn có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản sau đây.
Cách 1: Cách bấm ngọn dưa lưới chừa lại 2 nhánh
Khi cây ra khoảng 4 - 5 lá thật, bạn hãy bấm ngọn chính co nó. Sau khi đã bấm ngọn 7 - 10 ngày thì bạn chọn ra 2 nhánh tốt nhất để giữ lại. Cắt bỏ chèo (nhánh phụ) trên dây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước lúc đêt quả dưa lưới.
Thông thường, vị trí để quả tốt nhất đó là lá thứ 8 đến lá thứ 10. Mỗi nhánh chèo bạn nên để lại 2 lá sau đó tiến hành bấm ngọn. Lưu ý, mỗi gốc chỉ để 1 quả là tốt nhất.
Cách bấm ngọn dưa lưới đơn giản
Cách 2: Không cần bấm ngọn chính
Tiến hành cắt bỏ nhánh phụ trên dây chính bắt đầu từ lá thứ 7 trở vào gốc. Chừa lại nhánh phụ từ lá thứ 8 - lá thứ 12 rồi bấm ngọn nhánh và để lại 2 lá đầu tiên. Tốt nhất là mỗi gốc chỉ nên chọn 1 quả.
Chăm sóc dưa lưới
Sau khi thực hiện cách bấm ngọn dưa lưới, bước tiếp theo là chăm sóc cây.
Tưới nước
Nên tưới nước thường xuyên để cung cấp độ ẩm cho đất, tốt nhất là nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lưu ý giảm lượng nước tưới khi thấy quả bắt đầu chín. Trước thu hoạch 2 - 3 ngày bạn nên ngưng tưới nước để quả được ngọt hơn.
Bón phân
Tùy theo điều kiện thời tiết, đất đai và mùa vụ trồng dưa lưới mà đưa ra lựa chọn liều lượng phân phù hợp.
- Bón lót: Dùng NPK 16-16-8 cùng với phân hữu cơ và các loại phân vi lượng thực hiện theohướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
- Bón thúc:
- Bón thúc lần 1 (sau khi gieo hạt dưa lưới khoảng 18 - 20 ngày): Bón NPK 16-16-8.
- Bón thúc lần 2 (7 – 10 ngày sau khi đậu quả): Bón NPK 16-16-8, NPK 20-20-15 và canxi.
- Bón thúc lần 3 (16 - 18 ngày sau khi đậu quả): Phân bón KCL.
Làm giàn
Bạn tiến hành làm giàn cho cây dưa lưới khi cây đã cao từ 30-35 cm. Do thân dưa leo vươn lưới rất nhanh, bạn lưu ý buộc cây vào giàn dọc theo cây dèo/lưới, cứ khoảng 2 - 3 ngày/lần.
Tiến hành làm giàn leo cho dưa lưới
Thụ phấn
Để tăng hiệu quả cao hơn bạn có thể thụ phấn nhân tạo. Bạn thực hiện trong khoảng 7 - 10 giờ sáng. Ngắt bông đực, bỏ cánh hoa sau đó cầm nhị chà nhẹ vào bầu nhụy hoa cái để phấn hoa rụng lên bầu.
Sau khi cây dưa lưới đã đậu quả, bạn hãy tiến hành cắt bỏ những trái bé kém phát triển, chỉ giữ lại những quả to khỏe. Mỗi cây nên giữ lại chỉ một quả để tập trung phát triển và cung cấp dinh dưỡng cho quả.
Khi đã chọn được quả, bạn hãy tỉa bỏ các nhánh thừa để cây thông thoáng, để tránh sâu bệnh và tập trung dưỡng chất để nuôi trái.
Thu hoạch
Khoảng 75 - 90 ngày sau khi gieo, bạn có thể thu hoạch dưa lưới được rồi nhé. Hãy thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát để bảo quản chất lượng quả tốt nhất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách bấm ngọn dưa lưới mà bạn có thể áp dụng giúp cây ra nhiều trái, trái ngon ngọt hơn. Nếu bạn đang có ý định trồng dưa lưới thì đừng bỏ qua thông tin này nhé. Ngoài ra, nếu cần sự tư vấn lựa chọn mua dưa lưới uy tín thì liên hệ BIFARM, đơn vị chuyên cung cấp dưa lưới chất lượng, chính hãng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Công ty TNHH BIFARM
- Hotline: 0927.61.61.61
- Email: phamthanhtrung@msn.com
- Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương