Bón phân cho cây dưa lưới là một trong những công đoạn không thể thiếu khi trồng dưa lưới. Bón phân giúp đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng để cây dưa lưới hấp thụ và ra hoa, kết trái. Vậy cách bón phân cho cây dưa lưới như thế nào để đạt năng suất tốt? Bà con hãy xem ngay bài viết này nhé! BIFARM sẽ hướng dẫn cách bón phân cho dưa lưới tại nhà chi tiết.
Hướng dẫn cách bón phân cho cây dưa lưới giúp tăng năng suất
Vì sao cần phải bón phân cho cây dưa lưới?
Dưa lưới là một loại cây ưa nắng nên đất trồng yêu cầu phải có độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, trước khi trồng, bà con nên sử dụng phân bón để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, nhất là những vùng đất cằn cỗi đã canh tác nhiều vụ.
Việc sử dụng phân bón cho cây dưa lưới còn tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động, giúp rễ và cây phát triển tốt.
Bên cạnh đó, nhiều loại phân bón còn có tác dụng đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ và hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu giúp cây dưa lưới hấp thụ dễ dàng, từ đó ra hoa, đậu trái to, ngon, ngọt, đạt năng suất cao.
Bón phân cho dưa lưới giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng, ra hoa, đậu trái to, ngon, ngọt, đạt năng suất cao
Các loại phân bón được sử dụng phổ biến cho cây dưa lưới
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính đó là: phân hóa học, phân hữu cơ và phân vi sinh.
- Phân bón hóa học: Là loại phân bón do công nghiệp hóa chất và khai khoáng sản xuất. Phân lân thuộc dạng vô cơ, một số loại phân đạm (như Ure, Ure focmaldehit) ở dạng hữu cơ dễ phân giải, do công nghiệp sản xuất.
- Phân bón hữu cơ: Là loại phân được sản xuất từ các phế phẩm như phân chuồng, phân rác, phân xanh…
- Phân vi sinh: Là loại phân dựa trên hoạt động của vi sinh vật tạo ra chất dinh dưỡng cho cây và do ngành công nghiệp vi sinh sản xuất ra.
Cách bón phân cho cây dưa lưới theo từng giai đoạn
Tùy vào giai đoạn phát triển của cây sẽ chọn loại phân bón phù hợp cho cây dưa lưới. Dưới đây là hướng dẫn cách bón phân cho dưa lưới theo từng giai đoạn phát triển.
Giai đoạn cây con
Cách bón phân cho cây dưa lưới ở giai đoạn cây con
Phân hóa học
Ở giai đoạn này, cây dưa lưới cần rất nhiều chất dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, lá, chồi. Bà con có thể sử dụng các loại phân hóa học như NPK, DAP, Ure,… để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Có 2 cách bón phân cho cây dưa lưới:
- Bón lót: Bà con có thể sử dụng phân chuồng hoai mục với BS07 Trichoderma + NPK 16 – 16 – 8 – 13S [3].
- Bón thúc: Từ 18 – 20 ngày sau trồng tiến hành bón thúc lần 1 với lượng phân bón cho mỗi gốc từ 5 – 10g Ure + 5 – 10g NPK 16 – 16 – 8 [4].
Lưu ý: Bón cách xa gốc cây dưa lưới khoảng 20cm.
Phân bón hữu cơ, vi sinh
Dưa lưới là một loài cây trồng yêu cầu đất trồng phải có hàm lượng dinh dưỡng cao. Cho nên, bà con cần sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh để đẩy mạnh quá trình phân giải các chất vô cơ và hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng giúp cây hấp thu dễ dàng.
Đối với loại phân hữu cơ vi sinh bà con có thể bón theo 2 cách:
- Bón gốc: Bà con có thể sử dụng các sản phẩm hữu cơ kết hợp với BS21-Humic Bio để cải tạo đất, kích thích cây ra rễ nhanh chóng và khỏe. Đồng thời, tạo môi trường cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển mạnh mẽ, giúp hạn chế các tác nhân gây hại trong đất.
- Bón lá: Dùng phân bón lá BS14 - Amino để cung cấp các khoáng đa, trung, vi lượng cho cây. Đồng thời, cần cung cấp thêm các acid amin thủy phân giúp cây hấp thu dễ dàng và ra rễ mạnh. Ngoài ra, còn bổ sung vi sinh vật có ích, kích thích tính đề kháng của cây, giúp bảo vệ cây khỏi sự tấn công của nấm bệnh.
Giai đoạn ra hoa
Cách bón phân cho cây dưa lưới ở giai đoạn ra hoa
Phân bón hóa học
Phân lân là một trong những nguyên tố cấu tạo nên nhân tế bào. Vì vậy, phân lân rất cần thiết cho quá trình phân hóa mầm hoa, cành, ra hoa và đậu quả.
Vì thế, ở giai đoạn này bà con cần bổ sung nhiều phân lân, kali và giảm đạm để kích thích cây ra nhiều hoa. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm Canxi - Bo để tăng chất lượng hạt phấn và phẩm chất của hoa.
Phân bón hữu cơ, vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh ở giai đoạn này giúp cây nhận được nhiều chất dinh dưỡng để phân hóa mầm, ra nhiều hoa và chất lượng hoa được đảm bảo.
- Bón gốc: Trước khi cây ra hoa từ 7 - 10 ngày bà con nên bón các loại phân hữu cơ vi sinh cho cây.
- Bón lá: Bà con có thể sử dụng BS15- Nuti để phun cho cây dưa lưới vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Đây là sản phẩm có chứa nhiều khoáng đa, trung, vi lượng và tổ hợp vi sinh vật giúp kích thích sự sinh trưởng của cây. Đồng thời, BS15- Nuti còn giúp cây nở nhiều hoa và đồng loạt.
Giai đoạn nuôi trái
Cách bón phân cho cây dưa lưới trong giai đoạn nuôi trái
Phân bón hóa học
Ở giai đoạn này, bà con cần tăng đạm trong thời kỳ đầu để cây có thể phát triển trọng lượng trái. Ngoài ra, phân đạm còn giúp kích thích trái tạo lưới dày và đẹp, tăng tính thẩm mỹ.
Khi cây chuyển sang giai đoạn tạo ngọt, bà con cần tăng Kali để cải thiện màu sắc của thịt trái, giúp tăng hàm lượng đường và chất rắn hòa tan trong trái.
Phân bón hữu cơ, vi sinh
Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây dưa lưới trong giai đoạn này giúp tăng khả năng chống chịu của cây, cây khỏe, cho trái to và phẩm chất tốt.
- Bón gốc: Bà con sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất và phân phối bởi các đơn vị uy tín để cây chắc khỏe để nuôi trái to và tăng năng suất.
- Bón lá: Bà con có thể sử dụng BS14 - Amino để bón lá, sản phẩm này chứa các khoáng đa, trung, vi lượng giúp cây nhận đủ dinh dưỡng để nuôi trái. Đồng thời, BS14 - Amino còn bổ sung thêm acid amin thủy phân giúp tăng sức đề kháng cho cây, tăng độ ngọt cho trái. Ngoài ra, bà con có thể pha chung BS14 - Amino với BS16 - Canxi – bo để chống rụng trái non, nứt trái và thối trái.
Giai đoạn trước khi thu hoạch
Cách bón phân cho dưa lưới trước khi thu hoạch
Trước khi thu hoạch 10 ngày, bà con có thể sử dụng một số loại phân sau như Ure, super lân, kali sulphate (K2SO4), trung lượng ECO,... để tưới cho cây giúp nâng cao chất lượng trái, trái có độ ngọt, ngon bán được với giá cao.
Lưu ý khi bón phân hữu cơ cho cây dưa lưới
Trong quá trình thực hiện cách bón phân cho cây dưa lưới, bà con cần lưu ý một số điều sau:
- Khi bón phân hữu cơ, vi sinh cho cây dưa lưới, bà con có thể bón lót 10 tấn phân hữu cơ trên 1 ha đất trồng. Sau khi bón lót, bà con nên phủ màng nylon rồi đục lỗi và đặt cây sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt luống.
- Sau khi định quả khoảng 10 ngày, ngoài việc sử dụng phân hóa học, bà con có thể bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh để cây tăng năng suất và chất lượng quả.
Đó là những chia sẻ về cách bón phân cho cây dưa lưới tại nhà. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình trồng cây dưa lưới để cây đạt chất lượng tốt, năng suất cao. Nếu bà con cần mua dưa lưới tươi ngon, chất lượng, được cắt trực tiếp tại vườn không thông qua trung gian thì hãy liên hệ với BIFRAM. Chúng tôi là nơi cung cấp dưa lưới an toàn, nông sản sạch cho người dân. Với mong muốn mang đến cho các gia đình những trái dưa lưới tươi ngon với mức giá hợp lý cho người tiêu dùng tại Việt Nam. Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH BIFARM
- Hotline: 0927.61.61.61
- Email: phamthanhtrung@msn.com
- Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương