Banner header
BiFarm

Cách thụ phấn cho dưa lưới đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao

 BiFarm   |    Ngày 24/11/2023

Dưa lưới là một loại quả ngon, mát và tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều người ưa chuộng. Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại dưa lưới, tuy nhiên nhiều người vẫn thích tự tay trồng và thu hoạch. Trong đó, cách thụ phấn cho dưa lưới được nhiều người thắc mắc nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thụ phấn cho dưa lưới đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, theo dõi ngay nhé!

Trước khi tìm hiểu về cách thụ phấn cho dưa lưới bạn cũng nên biết về một số công dụng của dưa lưới.

Cách thụ phấn cho dưa lưới đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao

Cách thụ phấn cho dưa lưới đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao

Công dụng của dưa lưới

Dưa lưới chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin A, vitamin C, vitamin E, kali và các chất chống oxy hóa. Ngoài ra, dưa lưới còn chứa hàm lượng cao chất xơ, có khả năng nhuận trường và ngăn táo bón. Đặc biệt, hàm lượng acid folic có trong dưa lưới cao có lợi cho phụ nữ mang thai, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dưa lưới cao nên mang lại sức khỏe tốt cho cơ thể, có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa chứng loãng xương và hạ huyết áp.

Dưa lưới có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Dưa lưới có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, việc sử dụng nước ép dưa lưới cũng mang lại hiệu quả bất ngờ như cải thiện tình trạng khó thở, mệt mỏi, thậm chí là giúp điều trị chứng mất ngủ.

Về làn da, dưa lưới có khả năng tái tạo và phục hồi tế bào da, cung cấp độ ẩm cho làn da, chống lão hóa, loại bỏ nám, nếp nhăn và duy trì độ đàn hồi trên da.

Phân biệt hoa đực và hoa cái của dưa lưới

Khi áp dụng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng thì bạn cần nắm rõ những quy trình về cách thụ phấn cho cây dưa lưới. Trước tiên, để thực hiện cách thụ phấn dưa lưới, bạn cần xác định hoa đực và hoa cái của dưa lưới.

  • Với hoa cái: Mặt dưới của bông hoa sẽ bị phình ra to hơn và trông giống như một quả dưa nhỏ mới mọc.

Hoa cái dưa lưới

Hoa cái dưa lưới

  • Với hoa đực: Bên dưới của bông hoa sẽ không bị phình to ra, bạn sẽ không nhìn thấy quả nhỏ và hoa cũng không bị héo ngay.

Hoa đực dưa lưới

Hoa đực dưa lưới

Cách thụ phấn cho dưa lưới đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao

Trước khi thực hiện cách thụ phấn cho dưa lưới bạn nên kiểm tra nhị phấn hoa đực đã đạt để thụ phấn hay không?

  • Kiểm tra nhị hoa đực: Nhìn vào nhị hoa đực (bóng nhụy màu vàng) và chạm nhẹ bằng ngón tay nếu thấy phấn hoa dính vào ngón tay, điều này cho thấy hoa đã sẵn sàng để thụ phấn.
  • Kiểm tra nhụy hoa cái: Nhìn vào hoa nhụy cái (bông nhụy màu trắng) bằng cách chạm đầu ngón tay vào nhụy nếu thấy dính thì chứng tỏ hoa cái đã sẵn sàng để thụ phấn.

Lựa chọn thời điểm thụ phấn cũng rất quan trọng để tránh việc hoa rụng mất cơ hội. Dưới đây là 2 cách thụ phấn cho dưa lưới:

Cách 1: Khi bạn đã xác định cả hai loại hoa đã sẵn sàng, bạn có thể tiến hành cắt cánh hoa đực để chỉ để lại nhị hoa, sau đó đặt nó vào nhụy hoa cái đang nở. Điều này sẽ giúp chuyển phấn hoa từ hoa đực sang hoa cái.

Cách thụ phấn cho dưa lưới như thế nào?

 Cách thụ phấn cho dưa lưới như thế nào?

Cách 2: Một phương pháp khác đó là sử dụng tăm bông. Chạm đầu bông tăm bông nhẹ vào phần nhị hoa đực rồi nhẹ nhàng đặt đầu bông tăm lên nhị hoa cái. Lưu ý là phải làm một cách nhẹ nhàng và không dùng lực làm hỏng hoa cái.

Quá trình thụ phấn thành công và cho kết quả sau khoảng 2 - 3 ngày. Khi hoa đực đã rụng và hoa cái đang bắt đầu co lại, quả dưa lưới nhỏ ở phía dưới vẫn tiếp tục phát triển thì điều này cho thấy cách thụ phấn cho dưa lưới đã hiệu quả.

Lưu ý khi thụ phấn ở dưa lưới mà bạn cần biết

Để đảm bảo năng suất dưa lưới trong nhà màng luôn đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần cần tuân một số lưu ý sau đây.

Chèo để trái

Để đạt năng suất cao, chèo từ tầng lá thứ 9 và bấm đọt chèo, chỉ để lại 2 lá. Tỉa bỏ các chèo từ tầng lá 8 trở xuống để giúp tập trung sức lực và dinh dưỡng vào việc phát triển trái dưa lưới.

Thời gian thụ phấn

Tùy thuộc vào từng loại giống mà thời gian thụ phấn có thể dao động từ 65 đến 75 ngày sau trồng. Lưu ý rằng nếu thời tiết lạnh, thời gian bắt đầu thụ phấn sẽ muộn hơn từ 2 - 3 ngày.

Dinh dưỡng

  • Điều chỉnh dinh dưỡng là điều quan trọng trong quá trình trồng dưa lưới. Giảm lượng đạm và tăng lượng lân và kali trong phân bón giúp kích thích quá trình đậu trái và phát triển dưa lưới.
  • Tưới nước vừa đủ và hạn chế để nước đọng trên mép lá giúp ngăn ngừa sự phát triển các bệnh lý liên quan đến nước.
  • Bổ sung phân bón lá Canxi và Boron (Canxi Bo) để tăng tỉ lệ đậu trái cao hơn.

Hạn chế sử dụng phân bón và thuốc

Hạn chế phun phân bón và thuốc trừ sâu và tuân theo hướng dẫn sử dụng để tránh gây hại cho cây và quả dưa lưới.

Cắt tỉa kịp thời

Sau khi trái dưa đã đậu, bạn hãy nhanh chóng cắt tỉa để loại bỏ các chèo và lá nhằm giúp tập trung sức lực của cây vào việc phát triển và cung cấp dinh dưỡng cho trái dưa lưới.

Một số vấn đề thường gặp khi trồng dưa lưới

Ngoài cách thụ phấn cho dưa lưới thì một số người vẫn còn thắc mắc về các câu hỏi liên quan đến việc trồng dưa lưới sau đây.

1. Điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng đến cây dưa lưới

Điều kiện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cây dưa lưới.

  • Khí hậu lạnh: Điều kiện lạnh có thể gây hại cho cây dưa lưới như hỏng lá và dây leo. Cây dưa lưới thường đòi hỏi điều kiện ấm áp, đủ nắng để ra hoa và hình thành quả.
  • Thiếu nước: Thiếu nước cũng có thể dẫn đến tình trạng lá vàng và rụng hoa. Ngược lại, việc cung cấp quá nhiều nước cũng dẫn đến thối rễ. Điều quan trọng là đảm bảo đất cây thoát nước tốt và duy trì độ ẩm của đất ở mức phù hợp.

2. Sâu bệnh hại trên cây dưa lưới

Cây dưa lưới dễ bị tấn công bởi nhiều loại sâu bệnh hại như: lở cổ rễ, phấn trắng, sương mai, khảm lá và héo xanh. Ngoài ra, trên dưa còn xuất hiện các loại côn trùng gây hại như nhện đỏ, bọ trĩ, bọ phấn và rầy mềm.

Để bảo vệ cây dưa lưới khỏi sâu bệnh hại, bạn cần phải thăm vườn thường xuyên, duy trì môi trường vườn thoáng mát, từ đó phát hiện các dấu hiệu của sâu bệnh kịp thời để xử lý một cách tốt nhất. Điều này đảm bảo cây luôn duy trì ở trạng thái xanh tốt và đạt năng suất cao.

Phân bón cho dưa lưới ở giai đoạn ra hoa như thế nào?

Bón phân hóa học

Lân là một trong những loại phân bón quan trọng để tạo ra quá trình phân hóa mầm hoa, phân cành, ra hoa và thành quả. Do đó, ở giai đoạn này, việc bổ sung nhiều phân lân, kali và giảm đạm là cách tốt nhất để kích thích cây dưa lưới ra nhiều hoa hơn. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm Canxi - Bo để tăng chất lượng hạt phấn của hoa.

Bón phân hữu cơ vi sinh

Bón phân hữu cơ vi sinh ở giai đoạn ra hoa sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất cho dưa lưới phân hóa ra mầm, ra hoa nhiều và đảm bảo chất lượng hoa.

  • Bón góc: Trước khi trổ bông từ 7 - 10 ngày, bạn cần bón phân hữu cơ chất lượng.
  • Bón lá: Có thể sử dụng BS15 - Nuti để phun cho cây vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Sản phẩm này có chứa nhiều khoáng đa, trung, vi lượng và tổ hợp vi sinh giúp kích thích sự phát triển của dưa lưới.

Hy vọng qua bài viết cách thụ phấn cho dưa lưới và những thông tin cần thiết mà BIFARM đã chia sẻ đã giúp bạn biết cách áp dụng và chăm sóc cây dưa lưới hiệu quả. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dưa lưới chất lượng,luôn mang đến cho khách hàng những trái dưa lưới tươi được cắt trực tiếp tại vườn với mức giá phải chăng. Nếu có nhu cầu mua dưa lưới tại BIFARM, hãy liên hệ để được tư vấn nhé!

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương
Chia sẻ bài viết:
Tags: cách thụ phấn cho cây dưa lưới cách thụ phấn cho dưa lưới cách thụ phấn dưa lưới
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng