Banner header
BiFarm

Cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới dứt điểm

 BiFarm   |    Ngày 27/11/2023

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới là một trong những bệnh có thể gặp phải trong quá trình canh tác dưa lưới. Hậu quả của cây khi nhiễm bệnh rất có thể khiến cây héo khô dẫn đến chết cây, từ đó, giảm năng suất thu hoạch trái đáng kể. Để trang bị thêm các thông tin chi tiết và hướng dẫn cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới dứt điểm. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết ngay nhé!

Một số thông tin của bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới hay người dân còn thường gọi với tên “nứt thân chảy nhựa” hay “nứt thân xì mủ” trên cây dưa lưới. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến cây dưa lưới mà còn xuất hiện tại các loại cây khác như: cây dưa hấu, cây dưa leo, cà chua,....

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có biểu hiện như thế nào?

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có những biểu hiện rất đặc trưng. Ở phần thân và nhánh cây, một số vết bệnh xuất hiện dưới dạng vết hình bầu dục, và chúng có khả năng làm thân hoặc nhánh cây bị khiếm khuyết. Ban đầu, vùng bị nhiễm bệnh sẽ ứa ra các giọt nhựa màu nâu đỏ, và sau một thời gian, chúng sẽ chuyển dần sang màu nâu đen.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có những biểu hiện rất đặc trưng

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có những biểu hiện rất đặc trưng

Thêm vào đó, vỏ trên thân cây bị nứt, dây cây có thể héo, tàn úa. Các đốm bệnh thường có kích thước khoảng 1-2cm và có hình dạng bầu dục. Tại những vết bệnh này, thân cây có thể bị lõm vào hoặc khuyết một bên. Ở các vết nứt thân, thường có một lớp nhựa cây màu đỏ hoặc nâu sẫm chảy ra.

Trên lá dưa lưới, biểu hiện ban đầu của bệnh là xuất hiện các vết đốm nhỏ màu nâu xám, thường tập trung ở bìa lá. Các vết này sau đó lan rộng và lây lan theo hình dạng vòng cung vào bên trong lá, làm cho lá chết dần và khô úa. Các vết bệnh trên lá có kích thước khác nhau và có thể gây suy yếu cây dưa lưới.

Nếu quả dưa lưới bị bệnh, bạn có thể nhận biết thông qua các vết đốm màu nâu trên trái, vỏ nứt ra, và trái có thể trở nên nhỏ hơn và nhưng. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có thể lan rộng nhanh chóng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu thất thường, và do đó cần theo dõi và xử lý bệnh một cách cẩn thận để bảo vệ cây trồng.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này.

  • Nấm khuẩn Mycosphaerella melonis và Didymella bryoniae: Các loại nấm này thường gây ra bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới. Chúng có khả năng tấn công cây qua đường nước và tàn dư trong đất. Nếu trồng dưa lưới trong đất chứa tàn dư của các cây bị nhiễm bệnh từ vụ trước, nguy cơ lây lan của bệnh sẽ cao.
  • Điều kiện thời tiết thất thường: Thời tiết nắng nóng và mưa nhiều, đặc biệt trong những điều kiện thời tiết thất thường, có thể tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm bệnh trên cây dưa lưới. Một số điều kiện cần theo dõi bao gồm
  • Nhiệt độ từ 20-30°C,
  • Độ pH đất dao động trong khoảng 5.7-6.4, đây là môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm khuẩn Mycosphaerella melonis và Didymella bryoniae.
  • Thời tiết thất thường có thể làm tăng nguy cơ bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới.
  • Tàn dư từ vụ trước: Nếu trong vụ trồng cây dưa lưới trước đó có sự bị bệnh, và không được xử lý kỹ thuật mà tàn dư của cây bị nhiễm bệnh vẫn còn trong đất, thì trong vụ sau, cây dưa lưới mới trồng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh từ tàn dư này.
  • Thiếu canxi: Các vườn dưa lưới thiếu canxi cũng có thể dễ bị nhiễm bệnh nứt thân xì mủ. Canxi có vai trò quan trọng trong củng cố cấu trúc tế bào cây, và khi thiếu canxi, cây dễ trở nên yếu đuối và dễ bị tác động của bệnh.

Có thể nói, đây cũng là các điều kiện điều kiện để bệnh nứt thân xì mủ dễ phát triển. Do đó, để hạn chế bệnh bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới thì nên tránh tạo điều kiện hình thành khiến bệnh hình thành.

Có nhiều các nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Có nhiều các nguyên nhân gây bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Hậu quả của bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có thể gây ra nhiều hậu quả đối với người trồng cây. Cụ thể, một số hậu quả của bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới có thể gặp như:

  • Giảm sản lượng: Bệnh nứt thân xì mủ có thể gây suy yếu cho cây dưa lưới, làm cho cây không phát triển mạnh mẽ và làm giảm sản lượng quả dưa. Các vết nứt trên cây cản trở quá trình vận chuyển nước và dưỡng chất trong cây, dẫn đến quả dưa không phát triển đều và có thể rụng sớm.
  • Mất chất lượng: Quả dưa lưới bị nhiễm bệnh nứt thân thường có vẻ kém chất lượng. Vỏ quả có thể nứt ra, làm cho quả trở nên mất thẩm mỹ. Quả cũng có thể trở nên nhỏ hơn và không ngon như thường.
  • Rủi ro lây lan bệnh: Nếu không được xử lý kịp thời và quản lý cẩn thận, bệnh nứt thân có thể lây lan trong vườn cây dưa lưới và đe dọa toàn bộ cây trồng. Tàn dư từ cây bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây lan bệnh trong các vụ trồng sau.
  • Tăng chi phí sản xuất: Để kiểm soát và xử lý bệnh nứt thân, người nông dân có thể phải tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh. Điều này có thể tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận.

Cách trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới dứt điểm

Xử lý bằng thuốc sinh học

Các chế phẩm sinh học là một phương pháp phổ biến để xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới được nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân là vì các thành phần của sản phẩm này được tổng hợp từ các vi sinh vật và nấm khuẩn có lợi cho cây trồng. Do đó, vừa có thể trị cây dưa lưới bị nhiễm bệnh nứt thân xì mủ nhanh chóng. Vừa có thể được xử lý một cách hiệu quả, an toàn khi không làm ảnh hưởng đến độ axit, pH hay hệ vi sinh có trong đất.

Cách trị bệnh nứt thân xì mủ an toàn bằng các thuốc sinh học

Cách trị bệnh nứt thân xì mủ an toàn bằng các thuốc sinh học

Ngoài ra, một trong những giải pháp hiệu quả để xử lý triệt hạ bệnh này là sử dụng các sản phẩm chứa bào tử nấm đối kháng. Hoặc một trong những loại sản phẩm đang được hàng trăm nghìn nông dân tin dùng là sản phẩm Ketomium của Phân thuốc vi sinh AT.

Xử lý bằng thuốc hóa học

Ngoài cách xử lý bằng thuốc sinh học, xử bằng thuốc hóa học sẽ được nhiều bà con nông dân thường lựa chọn. Phương pháp xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới bằng thuốc có hiệu quả nhanh chóng vì sự hiệu quả của hoạt chất Mancozeb. Thuốc hóa học này có tác dụng mạnh mẽ và giúp loại bỏ triệt hạ các nấm gây bệnh trên cây dưa lưới ngay lập tức.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học cần được thực hiện cẩn thận và theo hướng dẫn, vì các thành phần trong thuốc có thể gây tác động xấu đến cây trồng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học bao gồm:

  • Thuốc hóa học có thể làm tăng tính axit trong đất thông qua các phản ứng hóa học, dẫn đến xói mòn đất. Điều này có thể gây hại cho cây trồng và làm cho đất trở nên không thích hợp cho việc trồng trọt trong tương lai.
  • Nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách, thuốc hóa học có thể làm giảm đáng kể nồng độ pH trong đất. Yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
  • Thuốc hóa học có thể tiêu diệt hoàn toàn hệ vi sinh và giun đất có lợi trong đất, gây mất cân bằng sinh học và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, có thể tác động đến hệ vi sinh và giun đất có lợi.

Xử lý bằng các biện pháp canh tác

Một trong những cách vừa phòng tránh bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới mà bà con không thể bỏ qua là biện pháp canh tác trên cây dưa lưới. Để phòng ngừa và quản lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới, có một số biện pháp canh tác quan trọng mà bà con nông dân có thể thực hiện:

  • Cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng: Trước khi trồng cây dưa lưới, hãy thực hiện quá trình cải tạo đất bằng cách loại bỏ tàn dư cây trước đó và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây. Việc này giúp loại bỏ nguồn lây lan bệnh từ vụ trồng trước.
  • Dọn dẹp vườn và quản lý cỏ dại: Thường xuyên dọn dẹp vườn để loại bỏ các rác thải và cỏ dại, nơi có thể phát triển nấm khuẩn gây bệnh. Từ đó, giảm nguy cơ lây lan bệnh.
  • Kiểm tra và canh tác định kỳ: Thực hiện kiểm tra vườn định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới. Nếu phát hiện bệnh, hãy thực hiện biện pháp canh tác cụ thể như loại bỏ các cây bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
  • Kiểm soát việc bón phân đạm: Tránh bón quá nhiều phân đạm cho cây, vì việc này có thể tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mầm bệnh. Nên duy trì mức bón phân cân đối và theo hướng dẫn.
  • Duy trì độ ẩm trong đất: Cân nhắc duy trì mức độ ẩm trong đất khoảng 80-85% để hạn chế sự phát triển của nấm Mycosphaerella melonis, nguyên nhân gây ra bệnh nứt thân xì mủ.

Để trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới dứt điểm, cần áp dụng một loạt biện pháp hiệu quả và chặt chẽ. Hy vọng với những thông tin về bệnh nứt thân xì mủ và hướng dẫn chi tiết cách trị bệnh sẽ giúp bà con sớm giải quyết vấn đề trong canh tác dưa lưới. Nếu bạn có nhu cầu một nông trại dưa lưới sạch, an toàn thì có thể ghé thăm ngay https://bifarm.vn/ để có thêm nhiều các thông tin hữu ích hơn nhé!

Chia sẻ bài viết:
Tags: bệnh nứt thân xì mủ trên cây dưa lưới
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng