Banner header
BiFarm

Cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, hiệu quả bất ngờ

 BiFarm   |    Ngày 24/11/2023

Ngày nay, giá thể được nhiều người lựa chọn thay thế đất khi trồng dưa lưới thủy canh bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhờ kỹ thuật trồng dưa lưới bằng giá thể đã mang đến rất nhiều lợi ích kinh tế cho nhà nông. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, cho hiệu quả cao.

Cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, hiệu quả

Cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, hiệu quả

Giá thể trồng dưa lưới là gì?

Giá thể gồm các thành phần khác như phân bón hữu cơ, mụn xơ dừa, phân gà, phân trâu, phân trùn quế, trấu và các loại phụ phẩm trong nông nghiệp được sử dụng để ươm mầm, cung cấp dinh dưỡng và giữ nước cho cây trồng phát triển khỏe mạnh.

Thông thường, giá thể được trộn từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nhằm mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cây trồng.

Hiện nay, trên thị trường chia giá thể thành 2 nhóm chính đó là giá thể hữu cơ tự nhiên và giá thể nhân tạo. Trong đó, giá thể hữu cơ là loại giá thể được dùng chủ yếu để ươm mầm dưa lưới. Loại giá thể này có sẵn trong tự nhiên như: mụn xơ dừa, đảm bảo an toàn và đạt chất lượng cao để cây phát triển tốt nhất. Tùy theo số lượng cây trồng mà liều lượng giá thể sẽ có mức chênh lệch khác nhau.

Giá thể hữu cơ thường dùng chủ yếu để ươm mầm dưa lưới

Giá thể hữu cơ thường dùng chủ yếu để ươm mầm dưa lưới

Giá thể đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Giá thể được ví như “ngôi nhà lý tưởng” một môi trường tươi tốt cho vạn vật sinh sôi, phát triển cũng như cung cấp đầy đủ các hoạt chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn đầu.

Giá thể đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ hạt mầm khỏi thối rữa trong khi ươm  cũng như khi cây đã lớn. Nó cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây,  đồng thời có khả năng thoát nước nhanh. Ngoài ra, giá thể còn được coi như mái nhà che chắn, là lớp thoáng khí cho hạt giống nảy mầm.

Giá thể được xem như mái nhà che chắn, là lớp thoáng khí cho hạt giống nảy mầm

Giá thể được xem như mái nhà che chắn, là lớp thoáng khí cho hạt giống nảy mầm

Chuẩn bị giá thể là một yếu tố quan trọng, đóng vai trò như một chất xúc tác giúp hạt giống dưa lưới nảy mầm nhanh hơn, đặc biệt khi trồng trong các thùng xốp, hạt giống dưa lưới sẽ có thể nảy mầm chỉ 2 - 3 ngày sau khi gieo trồng.

Với một lớp giá thể mỏng manh nhưng cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây trong quá trình phát triển. Ngoài ra, giá thể còn là nguồn trung gian hoạt động như một hệ thống dẫn khí và dưỡng chất, giúp tăng khả năng trao đổi chất của cây.

Đặc biệt, giá thể giúp duy trì độ pH ổn định cho cây dưa lưới ở mức 6 - 7. Hơn nữa, khi sử dụng nguyên liệu hữu cơ sạch hoặc đã qua xử lý để trộn giá thể sẽ giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cây trồng.

Với nhiều lợi ích mà giá thể mang lại, nó có thể thay thế hoàn toàn đất trồng giúp cung cấp dinh dưỡng an toàn và sạch cho dưa lưới.

Cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật, hiệu quả

Nếu bạn chưa biết cách trộn giá thể trồng dưa lưới đúng kỹ thuật thì hãy xem hướng dẫn dưới đây.

1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu

  • Dụng cụ: Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm cuốc xẻng để trộn, bạt để phủ đống ủ, cân để đo các nguyên liệu và bảo quảng giá thể sao cho phù hợp với nhiệt độ cũng như môi trường thích hợp.
  • Nguyên liệu: 
  • Với cách trộn giá thể trồng dưa lưới, bạn cần chuẩn bị mụn xơ dừa, phân chuồng (phân trâu, phân bò, phân gà), trấu tươi, đất sạch, phân bón NPK, đạm, lân, vôi bột, supe lân dạng bột, chế phẩm EM1, nước sạch.
  • Ngoài ra, xơ dừa được lấy từ vỏ quả dừa với 80% thành phần là xenlulozo, lignin cho khả năng giữ nước tốt. Vỏ hạt thóc cung cấp loại trấu với các yếu tố vi lượng, muối khoáng, kali giúp giữ ẩm đồng thời giúp cây thông thoáng hơn.

2. Tiến hành ủ mụn xơ dừa

Lưu ý các nguyên liệu khi trộn giá thể đều đã được qua xử lý và ủ trước khi gieo trồng.

Nên đem mụn xơ dừa nghiền nhỏ ra rồi ngâm vào nước khoảng 1 - 3 ngày để Tanin tan trong nước, sau đó xả sạch nước để xả chát Tanin. Tiếp theo bạn dùng vôi để xả chát Lignin trong xơ dừa.

Sau đó, xơ dừa cần được ngâm vào vôi tôi, phải xả kỹ bằng nước sạch và vắt kiệt khi xơ dừa chuyển màu nâu đất. Mụn xơ dừa cần được trộn thêm một số nguyên liệu như: phân NPK, vôi bột, supe lân để giữ đạm.

Ủ mụn xơ dừa

Ủ mụn xơ dừa

Sau khi trộn xong bạn tiến hành ủ mụn xơ dừa với chế phẩm vi sinh EM1 đã pha loãng nhằm đảm bảo tăng khả năng phân hủy chất hữu cơ, giúp đẩy nhanh tiến trình hoại mục của xơ dừa.

Đặt 1 lớp mỏng mụn xơ dừa ở vị trí ủ rồi tưới chế phẩm vi sinh EM1 lên, độ ẩm cần đạt 80 - 85% đảm bảo khi vắt thấy nước rơi qua kẽ tay là được, sau đó bạn thêm mụn xơ dừa và tưới khi nào đống ủ lên đến 1.2 - 1.5m thì bạn có thể che phủ bạt lên để giữ ẩm và che mưa cho đống ủ.

Khoảng 7 ngày, bạn nhớ đảo trộn và cung cấp thêm độ ẩm cho đống mụn xơ dừa đang ủ, sau khoảng 25 - 30 ngày bạn lại tiếp tục đảo 1 lần cho đến khoảng 45 ngày thì lúc này bạn có thể đem ra sử dụng.

3. Tiến hành ủ phân chuồng

Với cách trộn giá thể trồng dưa lưới cần phải có phân chuồng (các loại phân gà, phân bò, phân trâu,...). Các loại phân này cần được xếp thành từng lớp ở nơi khô ráo, tránh thấm nước rồi bạn tưới nước để phân có độ ẩm đạt 60 - 70%, trộn thêm 1% vôi bột và 1 - 2% supe lân để giữ đạm.

Tiếp theo, bạn trộn chế phẩm Trichoderma với bã thực vật và rải lên mặt từng lớp phân chuồng cho đến khi thấy đống phân có độ cao 1m thì bạ lấy bạt phủ kín nó lại để tránh mưa.

Sau 7 ngày, nhiệt độ lúc này sẽ lên đến 60 độ C, khi  các vi sinh vật đã giải chất hữu cơ, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh, khoảng 20 ngày thì bạn đảo 1 lần và chỉ ủ trong khoảng 45 ngày là được.

Ủ phân chuồng để làm giá thể trồng dưa lưới

Ủ phân chuồng để làm giá thể trồng dưa lưới

4. Hun tro trấu để làm giá thể

Trấu tươi cũng có thể sử dụng để làm giá thể để tạo độ tơi xốp cho cây trồng. Tuy nhiên, cần lưu ý trấu tươi có thể chứa mầm bệnh hại, do đó, việc hun trấu sẽ giúp loại bỏ toàn bộ các mầm bệnh gây hại đó.

Hiện nay, quá trình hun trấu được thực hiện bằng cách sử dụng lò đốt trấu yếm khí với điều kiện nhiệt độ cao và đảo đều để mang đến hiệu quả tốt nhất khi sử dụng trấu làm giá thể cho cây trồng.

5. Trộn hỗn hợp làm thành giá thể trồng dưa lưới

Bên cạnh việc sử dụng từng loại riêng biệt như: mụn xơ dừa, phân chuồng hay tro trấu để thực hiện cách trộn giá thể trồng dưa lưới thì bạn cũng có thể kết hợp các loại giá thể lại với nhau để đạt được chất lượng tốt và hiệu quả nhất.

Cách trộn giá thể trồng dưa lưới theo công thức sau: 70% mụn xơ dừa + 20% phân chuồng + 10% tro trấu. Trộn đều hỗn hợp này rồi đem trồng cây hoặc ươm hạt giống.

Hỗn hợp sau khi trộn đã có đủ chất dinh dưỡng và loại bỏ hết tất cả mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Tuy nhiên, dưa lưới cần một lượng dinh dưỡng khá lớn để phát triển và cho quả tốt. Do đó, bạn cần bổ sung thêm phân bón và dung dịch dinh dưỡng cho cây theo từng giai đoạn phù hợp.

Giá thể khi chưa sử dụng cần phải được bảo quản đặt ở nơi khô thoáng và đảm bảo độ ẩm ổn định để tránh tình trạng trộn lẫn với đất hoặc các loại giá thể đã qua sử dụng để đảm không lây lan nguồn bệnh và hiệu quả của giá thể mới.

Sử dụng giá thể trồng dưa lưới cho quả ngon ngọt

Sử dụng giá thể trồng dưa lưới cho quả ngon ngọt

Như vậy, cách trộn giá thể trồng dưa lưới trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, giúp bạn có thể thu hoạch được một mùa vụ dưa lưới tươi tốt. Nếu bạn cảm thấy cách trộn giá thể trồng dưa lưới phức tạp nên muốn đặt mua và thưởng thức những trái dưa lưới thơm ngon bạn có thể liên hệ BIFARM. Đơn vị chuyên cung cấp các loại dưa lưới an toàn, chất lượng với giá cả hợp lý.

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương
Chia sẻ bài viết:
Tags: cách trộn giá thể trồng dưa lưới
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng