Banner header
BiFarm

Cách trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp cho quả ngọt

 BiFarm   |    Ngày 24/11/2023

Cách trồng dưa lưới trong chậu hay thùng xốp không khó. Tuy nhiên, làm sao để trồng dưa lưới đúng kỹ thuật cho ra những quả ngọt thì không phải ai cũng biết. Vậy để bạn có thể tự trồng dưa lưới ngay trên sân thượng hay khu vườn nhà mình, hãy cùng xem hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu qua bài viết dưới đây.

Cách trồng dưa lưới trong chậu sao cho hiệu quả?

Cách trồng dưa lưới trong chậu sao cho hiệu quả?

Điều kiện, thời vụ trồng dưa lưới

Ở đâu trồng được dưa lưới?

Dưa lưới có thể trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên dưa lưới thường thích hợp môi trường ấm áp và nắng nhiều để phát triển tốt nhất. Trồng trong những vùng có khí hậu ấm, nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Dưa lưới yêu cầu nhiệt độ môi trường từ 70°F (21°C) đến 90°F (32°C) và đầy đủ ánh sáng với đất tơi, thoát nước tốt.

Dưa lưới có thể trồng được ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Tuy nhiên, vì điều kiện khí hậu ở mỗi miền sẽ khác nhau nên thời vụ trồng dưa lưới cũng khác nhau. Đối với Miền Nam có thể trồng quanh năm, miền Trung và miền Bắc hạn chế trồng dưa lưới vào mùa mưa bão, rét lạnh.

Trồng dưa lưới ở đâu tốt?

Trồng dưa lưới ở đâu tốt?

Miền Bắc trồng dưa lưới vào tháng mấy?

Ở miền Bắc có thể trồng cây dưa lưới vụ Xuân bắt đầu trồng vào tháng 2 - 3 cho thu hoạch tháng 4 và tháng 5 và vụ thu Đông trồng vào tháng 8 - 9 thu hoạch vào tháng 11 - 12.

Tuy nhiên, khi trồng dưa lưới trong chậu hoặc thùng xốp tại nhà thì bạn có thể tăng thêm 1 vụ nữa. Trồng dưa lưới vào tháng 2 - tháng 9 với nhiệt độ tầm 20 - 35 độ C.

Trồng dưa lưới trong thùng xốp cần chuẩn bị gì?

Với cách trồng dưa lưới trong thùng xốp, chậu bạn cần chuẩn bị các vật dụng sau đây.

  • Hạt giống dưa lưới có thể chọn loại: taki, takeda, thúy phượng, đan phượng,... mỗi loại có thời gian sinh trưởng khác nhau từ 75 - 90 ngày.
  • Khay ươm hạt
  • Đất sạch trồng chậu.
  • Túi bầu chuyên trồng dưa lưới.

Chuẩn bị đất trồng dưa lưới

Chuẩn bị đất trồng dưa lưới

Cách trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp cho quả ngọt

Để thực hiện các bước trong cách trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp bạn cần làm theo hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Hướng dẫn ươm hạt

  • Tùy thuộc vào hạt giống mà bạn lựa chọn, với hạt giống F1 thì bạn không cần phải ngâm ủ, thay vào đó, có thể ươm trực tiếp vào đất. Còn với những loại hạt giống khác, bạn phải ngâm hạt trong khoảng 2 tiếng với nhiệt độ phù hợp là 28 - 32 độ C, sau đó ủ trong khăn ẩm từ 24 - 36 giờ.
  • Sau khi ủ hạt giống, bạn sẽ cho vào bầu ươm hoặc khay ươm tùy ý. Lưu ý, hãy đào 1 lỗ trên bầu hoặc khay sau đó mới cho hạt vào và phủ 1 lớp đất nhỏ lên trên.
  • Hạt giống trong từng lỗ cần phải được che mưa nắng kỹ càng, tránh côn trùng tấn công, sau đó bạn đem ươm trong vòng 10 - 14 ngày cho đến khi hạt giống lên lá thứ 2 thì mới đem ra trồng được.
  • Đừng quên sử dụng bình xịt để tưới đều cho hạt nảy mầm và đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Ươm hạt và trồng dưa lưới

Ươm hạt và trồng dưa lưới

Bước 2: Trồng cây con vào thùng xốp

  • Sau khi cây phát triển từ 2 - 3 lá thật, bạn bắt đầu đưa ra đất trồng. Dưa lưới thường cho trái to do đó khi trồng dưa lưới trong thùng xốp hoặc chậu bạn cần chọn loại xốp, chậu có độ sâu và rộng.
  • Nhấc nhẹ cây dưa lưới con ra rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, sau đó vùi kín bầu cây dưa lưới dưới đất và nén cho chặt gốc. Luôn tưới giữ ẩm cho cây trong khoảng thời gian đầu.
  • Khoảng cách trồng dưa lưới trong chậu tại nhà cây thì gốc cách gốc 40cm, hàng cách hàng 120cm, còn với thùng xốp thì mỗi thùng 1 cây với khoảng cách là 0.5m.

Lưu ý: Cây con phải được trồng với thời điểm khô ráo, mát mẻ vào buổi chiều mát hoặc khi nắng đã tắt. Mỗi ngày nên tưới nước 2 lần với lượng nước vừa đủ để cây có thể thích nghi và phát triển tốt nhất.

Dưa lưới khi ra đủ lá thật cần đưa ra chậu lớn với độ sâu, rộng hợp lý

Dưa lưới khi ra đủ lá thật cần đưa ra chậu lớn với độ sâu, rộng hợp lý

Bước 3: Cách chăm sóc dưa lưới trong chậu sau khi trồng

Tưới nước

Đảm bảo cây con sau khi trồng cần được tưới nước thường xuyên, không nhất thiết phải tưới nhiều nước, chỉ cần tưới đủ ẩm đất là được. Khi cây ra 3 - 4 lá, nên tưới khoảng 0.5 - 0.7 lít nước/cây/ngày. Khi thời tiết quá nắng nóng thì bạn cần tăng lượng nước tưới và tưới nước ít hơn vào những ngày ẩm mát. Nên rút bớt lượng nước để tránh bị úng và thối rễ.

Bấm ngọn

Tưới nước và chăm sóc cây cho đến khi cây con được 5 - 6 lá thì bạn có thể bấm ngọn cho nó, với những cây nhánh to, khỏe thì hãy giữ lại. Thực hiện bấm ngọn cây cho đến khi cây ra được 15 - 16 lá. Bấm ngon sẽ giúp cây tập trung phát triển rễ cung cấp dưỡng chất để ra hoa tạo quả.

Bấm ngọn cho dưa lưới

Bón phân

Mỗi giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của cây sẽ khác nhau. Với giai đoạn đầu, cây phải có nhiều phân đạm để tạo ra nhiều hoa quả.

Bón phân NPK là lựa chọn ưa chuộng nhất để dưa lưới cho quả chất lượng. Có thể bón phân hữu cơ để bổ sung dưỡng chất và tăng độ ngọt tự nhiên cho quả.

Có thể bón phân trùn quế, chuồng hoai mục, chuối trứng sữa, đạm cá, rong biển,...

  • Phân trùn quế: Bón vào 7NST, mỗi tuần/lần cho đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì dừng lại.
  • Phân đạm cá pha loãng: Tưới 7 - 10 ngày/lần, từ 10NST cho đến trước khi thu hoạch 7 ngày thì dừng lại.
  • Khoảng 20NST cần bón tăng lượng kali nhiều hơn đạm bằng cách cho phân dịch chuối, bón thường xuyên cho quả sinh trưởng tốt.
  • Đến khi cây được 30NST thì tăng kali nhiều hơn, bạn nên bón cách ngày để tăng độ ngọt tự nhiên cho quả.

Bước 4: Tạo giàn leo

  • Cần dùng dây treo hoặc giàn để giúp làm giảm sức nặng của trái dưa lưới bằng cách:
  • Khi cây bắt đầu xuất hiện 5 - 6 lá thì bạn hãy làm cây leo giàn, có thể dùng đến cọc tre, thanh gỗ.
  • Dưa lưới có quả to, nặng thì bạn hãy chú ý đến việc treo quả và tránh tình trạng để quả làm gãy thân.
  • Nếu trồng dưa lưới tại ban công, bạn hãy tận dụng hàng rào để cho cây leo, có thể dùng dây nilon buộc ngọn cây vào thanh hàng rào đó. Trường hợp bạn muốn trồng thêm nhiều vụ thì hãy đầu tư ngay một giàn leo với lưới sắt cố định.

Bước 5: Thụ phấn

Cây sau khi ra hoa sẽ đem đi thụ phấn trong khoảng 3 - 5 ngày. Nếu số lượng ít quá thì bạn có thể thụ phấn bằng tay. Để cách trồng dưa lưới trong chậu hiệu quả tốt nhất là bạn không nên để lại quá nhiều quả 1 cây, chỉ nên để mỗi cây 1 quả.

Cách thụ phấn như sau:

  • Thụ phấn từ nách lá thứ 9 - lá 15 là tốt nhất.
  • Ngắt hoa đực, vặt sạch cánh, nhưng để lại phần nhị hoa có chứa phấn màu vàng.
  • Xoay đều nhị hoa đực xung quanh của nhụy hoa cái.

Bước 7: Phòng trừ sâu bệnh

Khi thấy xuất hiện mảng trắng, phấn hoặc đốm lá, rệp trên thân cây dưa lưới thì đây chính là dấu hiệu của phấn trắng. Nếu cây dưa lưới bị nhiễm phấn trắng, bạn có thể xử lý bằng cách phun thuốc diệt nấm pha loãng vào sáng sớm.

  • Khi cây  ra 3 - 4 lá thật có thể phun thuốc ngừa bọ trĩ 1 lần.
  • Giai đoạn ra khoảng 10 lá thì phun Bihoper ngừa sâu và tiếp tục bọ trĩ 1 lần.
  • Phun vi sinh Emnia - P ngừa nấm bệnh thường xuyên khoảng 5 ngày/lần với liều lượng 10ml/l nước.
  • 10 ngày cuối nên kiểm tra đít quả để tránh trường hợp bị thối đít, lưu ý tỉa lá dọn vườn thoáng mát vào mùa mưa.

Bước 8: Thu hoạch dưa lưới

Thông thường sẽ thu hoạch dưa lưới khoảng 3 tháng sau khi trồng. Quả dưa lưới khi chín sẽ có màu trắng ngà, nhìn theo phần cuốn sẽ thấy những vết nứt xung quanh.

Điều cần lưu ý khi thu hoạch dưa lưới đó là trước khoảng 5 - 7 ngày thu hoạch, bạn nên ngưng tưới nước để quả ngọt hơn.

Thành phẩm sau khi thu hoạch dưa lưới

Thành phẩm sau khi thu hoạch dưa lưới

Hy vọng những kinh nghiệm cách trồng dưa lưới trong chậu, thùng xốp nêu trên đã giúp bạn có được vườn dưa thơm ngon, sai quả để có thể thưởng thức cùng gia đình thân yêu của mình.

Nếu bạn còn thắc mắc về cách trồng dưa lưới trong chậu hay cần được tư vấn mua dưa lưới ngon ngọt hãy liên hệ với BIFARM để được tư vấn chi tiết. BIFARM tự hào cung cấp dưa lưới an toàn, chất lượng trực tiếp từ nông trại đến người tiêu dùng. Các loại dưa lưới: dưa lưới Hạ Uyển, dưa lưới Huỳnh Long, Dưa lưới TL3,... Liên hệ BIFARM để biết thêm thông tin chi tiết.

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương

 

 

 

 

 

Chia sẻ bài viết:
Tags: cách chăm sóc dưa lưới trong chậu cách trồng dưa lưới trong chậu cách trồng dưa lưới trong thùng xốp kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng