Banner header
BiFarm

Dưa lưới bị vàng lá - Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh

 BiFarm   |    Ngày 27/11/2023

Dưa lưới bị vàng lá là một trong những loại bệnh thường gặp ở cây dưa lưới. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng này do đâu? Dựa vào đâu để nhận biết và cách phòng bệnh như thế nào? Trong bài viết, BIFARM sẽ giải đáp những câu hỏi này cho quý bà con. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây vàng lá ở cây dưa lưới

Nguyên nhân gây vàng lá ở cây dưa lưới

Dưa lưới bị vàng lá do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cây dưa lưới bị vàng lá. Cụ thể là những nguyên nhân sau:

  • Thiếu nước: Dưa lưới là loại cây ưa ẩm, phải được cung cấp đủ nước trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Nếu cây bị thiếu nước, lá sẽ bị khô héo và chuyển sang màu vàng.
  • Dư thừa nước: Nếu cây dưa lưới bị thừa nước, rễ cây sẽ bị thối, dẫn đến vàng lá.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Dưa lưới cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cụ thể là đạm, kali, lân,... Nếu cây thiếu dinh dưỡng, lá sẽ chuyển sang màu vàng, có đốm và sọc.
  • Các loại nấm: Bệnh vàng lá ở cây dưa phát sinh từ loại nấm Fusarium, nấm Pythium hoặc một vài loại nấm khác. Những loại nấm bệnh này phát triển và lây lan rất nhanh.
  • Sâu bệnh hại: Một số loại sâu bệnh hại như sương mai, đốm phấn trắng,... cũng là nguyên nhân gây vàng lá ở cây dưa lưới.
  • Thời tiết khắc nghiệt: Dưa lưới không chịu được thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, nếu gặp phải thời tiết này, lá cây sẽ bị vàng và héo.

Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá ở cây dưa lưới

Biểu hiện rõ nhất của của cây dưa lưới bị vàng lá là có xuất hiện những vết bệnh màu vàng. Tuy nhiên, bệnh vàng lá rất khó nhận biết, biểu hiện ban đầu của chúng khiến nhiều người hiểu lầm là cây trồng bị thiếu nước.

Lá của cây dưa lưới bị vàng, xung quanh mép lá có màu nâu

Lá của cây dưa lưới bị vàng, xung quanh mép lá có màu nâu

Thời gian đầu khi cây trồng bị bệnh, phần thân cây dưa lưới phần gần sát với mặt đất có xuất hiện nhiều vết thâm nhỏ, sau khoảng từ 3 đến 5 ngày các vết thâm lan rộng khắp thân cây.

Sau khi tấn công vào thân cây, nấm bệnh chuyển sang lá, lá màu xanh chuyển sang màu vàng, trên lá có xuất hiện các vết đốm trắng, bên ngoài viền lá có màu nâu hoặc đen.

Tác hại của dưa lưới khi bị vàng lá

Khi cây dưa lưới bị vàng lá ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng và phát triển của cây. Bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ thời điểm sinh trưởng nào của cây, từ cây con cho đến khi cây trưởng thành và đậu hoa, kết trái.

Bệnh này làm cho cây sinh trưởng chậm, quá trình quang hợp của cây bị cản trở, khiến cho thân cây héo khô, lá vàng úa, không hấp thụ dinh dưỡng.

Dưa lưới bị vàng lá nếu không phát hiện sớm thân cây sẽ bị héo dẫn đến cây chết hàng loạt

Dưa lưới bị vàng lá nếu không phát hiện sớm thân cây sẽ bị héo dẫn đến cây chết hàng loạt

Khi cây phát bệnh, sau vài ngày nó xâm hại đến toàn bộ quy mô trồng dưa. Biểu hiện là cả ruộng lá đều bị vàng, cây héo rũ. Đối với cây trưởng thành, thân lá xum xuê giăng kín thì tốc độ bệnh lây lan càng nhanh hơn, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết trái của cây dưa lưới, quả nhỏ, không đều, chất lượng không đảm bảo, gây thiệt hại lớn về tài chính và năng suất thu hoạch của người nông dân.

Thông thường, bệnh phát triển mạnh mẽ vào mùa khô nóng nhất là vào buổi trưa, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp khả năng chuyển màu của lá càng nhanh. Nếu như không phát hiện bệnh kịp thời, thân cây héo dẫn đến cây chết hàng loạt.

Cách phòng bệnh cây dưa lưới bị vàng lá

Nhằm đảm bảo cho các tác nhân gây vàng lá ở cây dưa lưới không có điều kiện sinh sôi, phát triển thì bà con cần phải có các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Cụ thể như:

Cách phòng bệnh vàng lá ở cây dưa lưới hiệu quả

Cách phòng bệnh vàng lá ở cây dưa lưới hiệu quả

  • Đất trồng dưa lưới phải đảm bảo thông thoáng và khô ráo.
  • Dọn sạch cỏ, rơm rạ,... trên bề mặt đất để tránh các loại nấm trú ngụ.
  • Tạo các luống dưa cao, có màng phủ nilon để tránh cho lá cây tiếp xúc với đất, khiến cho các loại nấm dễ dàng phát triển trên cây.
  • Trồng cây với mật độ, khoảng cách phù hợp, tạo các luống dưa có rãnh thoát nước để tránh tình trạng nước ứ đọng, ngập úng.
  • Thường xuyên quan sát lá cây dưa lưới để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Đảm bảo gốc cây dưa lưới luôn khô thoáng bằng cách tỉa lá già, lá sát mặt đất để đất được thông thoáng. Loại bỏ và tiêu huỷ những cây bị bệnh để tránh sự lây lan, sau đó rắc vôi và tưới gốc để khử trùng đất.
  • Bón phân đạm, kali, phân lân, phân chuồng cho cây dưa lưới nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, kích thích cây phát triển và giúp cây phục hồi nhanh hơn.
  • Sử dụng các chế phẩm sinh học để cây phát triển tốt, ngăn ngừa sự tấn công của các nấm bệnh gây hại và tăng năng suất cây trồng.
  • Phun thuốc trừ sâu để phòng trừ những loại côn trùng sống trong đất, sẽ làm hại cây và mang mầm bệnh cho cây.
  • Nếu điều kiện khí hậu không thuận lợi, bà con có thể sử dụng lưới che, mái che hoặc trồng cây dưa lưới trong nhà màng để che chắn, bảo vệ cây.

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh dưa lưới bị vàng lá. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích cho bà con nông dân trong quá trình trồng trọt. Nếu bà con cần mua dưa lưới ngon, ngọt, quả đẹp thì hãy ghé ngay tại BIFARM để chọn. Tại đây chuyên cung cấp những trái dưa lưới được cắt trực tiếp tại vườn với mức giá hợp lý mang đến cho bà con sự trải nghiệm trong những bữa ăn hằng ngày. Chi tiết liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương
Chia sẻ bài viết:
Tags: cây dưa lưới bị vàng lá dưa lưới bị vàng lá
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng