Banner header
BiFarm

Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời đạt năng suất cao

 BiFarm   |    Ngày 24/11/2023

Cây dưa lưới là loại cây tương đối dễ trồng và chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng nhằm mang lại kinh tế cao cho nông dân. Vậy cách trồng dưa lưới ngoài trời như thế nào để đạt năng suất cao? Hãy cùng theo dõi quy trình dưới đây nhé!

Tương tự như dưa lê, dưa lưới thường thích nghi với điều kiện khí hậu ấm áp, khô ráo và có đủ ánh sáng. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc trồng dưa lưới ngoài trời? Quy trình trồng dưa lưới ngoài trời như thế nào?

Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời đạt năng suất cao

 Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời đạt năng suất cao

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng dưa lưới ngoài trời

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc trồng dưa lưới ngoài trời có thể kể đến sau đây.

Nhiệt độ

Dưa lưới thích ứng với khí hậu ấm áp, nhiệt độ lý tưởng từ 25 đến 30 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn, cây sẽ phát triển chậm, gặp khó khăn trong việc thụ phấn hoặc trái rụng non.

Ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng dưa lưới quanh năm. Còn ở miền Bắc, người nông dân có thể trồng dưa trong hai vụ mùa chính:

  • Vụ Xuân Hè bắt đầu từ tháng 3 - 4 và thu hoạch từ tháng 5 - 7.
  • Vụ Thu – Đông bắt đầu từ tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12.

Ánh sáng

Dưa lưới là một loài cây nhiệt đới ưa sáng. Cây con cần có đủ ánh nắng mặt trời từ 8 - 12 tiếng/ngày từ khi ra lá mầm đầu tiên cho đến suốt thời kỳ sinh trưởng. Nếu thời tiết âm u, cây dưa lưới sẽ gặp khó khăn trong việc tổng hợp đường và lượng chất rắn hòa tan, khiến cho quả nhạt, bở thịt. Mặt khác, khi cây đủ ánh nắng chúng sẽ nở nhiều hoa cái hơn, từ đó sẽ tăng cơ hội đậu quả và cho năng suất cao.

Dinh dưỡng đất

Trong kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời, dinh dưỡng đất là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn cần chú ý. Đối với dưa lưới trồng ngoài trời, độ pH của đất phải duy trì trong khoảng từ 6 đến 6.6. Đất tốt cho sự phát triển của cây dưa lưới thường là đất phù sa màu mỡ, đất thịt nhẹ, tơi xốp ở tầng canh tác sâu và độ ẩm nên duy trì từ 75 đến 80%.

Kỹ thuật trồng dưa lưới ngoài trời đạt năng suất cao

Dưới đây là cách trồng dưa lưới ngoài trời hiệu quả, cho năng suất cao mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống trồng dưa lưới ngoài trời

Sử dụng hạt giống F1, bạn có thể gieo trực tiếp vào khay ươm mà không cần phải qua giai đoạn ngâm ủ. Tuy nhiên, với các loại hạt giống khác, cần ngâm trong nước ấm trong khoảng từ 6 đến 8 giờ cho đến khi hạt nứt nanh.

Chuẩn bị hạt giống chất lượng

Chuẩn bị hạt giống chất lượng

Bước 2: Ươm cây con trồng dưa lưới ngoài trời

Giá thể gieo mầm đất được trộn kết hợp từ phân chuồng, tro trấu và đất thịt nhẹ tơi xốp, với tỷ lệ 30% phân chuồng, 10% tro trấu và 60% đất thịt nhẹ và tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm.

Sau khoảng 8-10 ngày, khi cây con đã phát triển 2-3 lá mầm chính và trời mát mẻ, bạn có chuyển chúng lên ruộng trồng. Lưu ý là hãy lựa chọn cây con khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường hoặc nhiễm sâu bệnh nhằm đảm bảo chất lượng cây đồng đều.

Cây con ra được 2 lá

Cây con ra được 2 lá

Bước 3: Trồng cây con

Vì dưa lưới cho trái lớn nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn những loại chậu có độ sâu, rộng.

Lúc này, tạo hố sâu rồi nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon sau đó đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu dưới đất và đôn sao cho chặt gốc. Tiếp theo, hãy phủ rơm rạ, gỗ mùn và cỏ khô xung quanh gốc nhằm giữ ẩm cho cây trong giai đoạn đầu.
Tốt nhất là trồng vào buổi chiều mát. Lưu ý khi trồng cây con xong cần tưới nước 2 lần/ngày và che phủ tạo bóng mát trong vòng khoảng 1 tuần đầu để cây còn hồi sức.

Chăm sóc cây dưa lưới ngoài trời

Bón phân

Sử dụng phân NPK và phân chuồng để bón lót cho cây dưa lưới trồng ngoài trời. Có thể dùng phân URE và DAP bón khi cây còn non.

Chia bón thúc ra 3 giai đoạn, lượng phân bón áp dụng cho diện tích trên 1 hecta

  • Lần 1: 18 - 20 ngày sau khi gieo, bón khoảng 40 - 50kg phân NPK 16-16-8
  • Lần 2: 7-10 ngày sau khi đậu quả, bón khoảng 200 - 250kg NPK 16-16-8 và đạm cá pha loãng.
  • Lần 3: 16-18 ngày sau khi đậu quả, dùng khoảng 100 kg KCl và đạm cá pha loãng.

Tưới nước

Thông thường, trồng cây ngoài trời, cây dưa lưới sẽ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng nhiều hơn, nên bạn cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây. Với những ngày nắng nóng bạn cần tăng lượng nước và giảm khi trời âm u hoặc mưa nhiều.

Tưới nước cho cây dưa lưới phù hợp theo từng giai đoạn phát triển

Tưới nước cho cây dưa lưới phù hợp theo từng giai đoạn phát triển

Làm giàn treo

Đây cũng là trong những cách trồng dưa lưới ngoài trời mà bạn cần lưu ý. Với cây dưa lưới trồng ngoài trời, bạn có thể làm giàn cắm chữ A bao phía ngoài cây, mỗi cây cách nhau khoảng 5 - 7cm. Khi dưa lưới phát triển thân leo bám vào cọc giàn, lúc này bạn dùng dây nilon mềm buộc lại, cách khoảng 2-3 ngày thì thực hiện 1 lần.

Cắt tỉa nhánh

Nên cắt tỉa bớt những nhánh ở nách lá thấp và cần giữ lại các quả mọc cách mặt đất 70cm.

Cần theo dõi và quan sát khi dưa leo đến đỉnh giàn, bạn tiến hành bấm ngọn để cây tập trung chất dinh dưỡng để nuôi quả. Lưu ý chỉ nuôi những nhánh mọc phía trên quả và tỉa cắt bớt lá cho những phần phía dưới không khuất nắng.

Thu hoạch

Dưa lưới có thể thu hoạch sau khoảng 3 tháng trồng. Để dưa ngọt hơn, hãy ngưng tưới nước khoảng từ 5 - 7 ngày trước khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, bạn nên để dưa 2 - 3 ngày trước khi thưởng thức để dưa được ngon ngọt hơn.

Dưa lưới đạt năng suất sau 3 tháng trồng và chăm sóc

Dưa lưới đạt năng suất sau 3 tháng trồng và chăm sóc

Hy vọng bài viết về cách trồng dưa lưới ngoài trời đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, từ đó áp dụng cho đúng kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng. Nếu bạn muốn mua dưa lưới chất lượng, ngon ngọt, đảm bảo an toàn mà giá phải chăng hãy liên hệ với BIFARM để được tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH BIFARM

  • Hotline: 0927.61.61.61
  • Email: phamthanhtrung@msn.com
  • Địa chỉ công ty: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương
Chia sẻ bài viết:
Tags: cách trồng dưa lưới ngoài trời quy trình trồng dưa lưới ngoài trời
Viết bình luận của bạn:

Giỏ hàng