Dưa lưới vàng Hà Lan ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam. Đây là loại trái cây rất được yêu thích bởi thịt chắc, ruột màu xanh, độ ngọt vừa phải và bổ dưỡng. Vậy dưa lưới vàng Hà Lan được trồng ở đâu? Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới này là gì? Những lợi ích của dưa lưới vàng Hà Lan mang lại cho sức khỏe gồm những gì? Cùng BIFARM tham khảo bài viết dưới đây.
Dưa lưới vàng Hà Lan được ưa chuộng sử dụng
Dưa lưới Hà Lan trồng ở đâu?
Dưa lưới vàng Hà Lan được trồng phổ biến tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á có rất nhiều quốc gia phát triển được giống dưa Hà Lan có thể kể đến như: Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc và Việt Nam.
Việt Nam nổi tiếng là một trong những quốc gia chuyên sản xuất dưa lưới Hà Lan chất lượng. Với khí hậu ôn đới ẩm và đất phù sa giàu dinh dưỡng, Việt Nam nói chung và khu vực vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là điều kiện lý tưởng để trồng và phát triển dưa lưới Hà Lan cho ra năng suất cao nhất.
Trồng dưa lưới Hà Lan ở đâu?
Đặc điểm của dưa lưới vàng Hà Lan
Dưa lưới Hà Lan có hình bầu dục, lớp vỏ có nhiều gân đen xen lẫn nhau. Khi còn xanh, vỏ dưa màu vào xanh rồi ngả dần sang màu vàng khi chín và có mùi thơm đặc trưng.
Dưa lưới này chinh phục nhiều người bởi vỏ màu vàng và mỏng nhưng lớp thịt lại có màu xanh đặc biệt. Hạt nhỏ và dẹp nên loại bỏ rất dễ dàng.
Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ giòn, thanh mát và mọng nước. Bạn có thể dùng dưa lưới trực tiếp để cảm nhận được hương vị thơm ngon hoặc có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn như: salad, sinh tố, dưa lưới nướng, kem dưa lưới,... cũng rất tuyệt vời đó nhé!
Giá trị dinh dưỡng
- Dưa lưới chứa một lượng lớn vitamin C và vitamin A có tác dụng làm tăng khả năng hệ miễn dịch bằng cách kích thích bạch cầu trong cơ thể, nhờ vậy mà có thể chống lại các bệnh ung thư.
- Trong 100gr dưa lưới sẽ chứa 38kcal, 0.82g protein, 8.69g carb, 7,88g đường, 9mg canxi, 13mg magie, 17mg photpho, 157mg kali, 10,9mg vitamin C, 232µg vitamin A và 14µg acid folic.
- Ăn dưa lưới vàng Hà Lan vào buổi sáng có thể giúp cơ thể giải độc, điều tiết tốt hơn. Ngoài ra, Zeaxanthin có trong dưa lưới sẽ có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV.
- Dưa lưới có tính mát, nhờ vậy mà có thể cân bằng nhiệt độ cơ thể.
- Nguồn chất kali từ dưa lưới giúp tăng lưu lượng máu và oxy tới não, từ đó giúp bạn giảm stress, tinh thần thoải mái hơn.
Công dụng dưa lưới vàng Hà Lan
Dưa lưới vàng Hà Lan có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe do chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Một số lợi ích đối với sức khỏe khi sử dụng dưa lưới vàng Hà Lan:
- Hỗ trợ hệ miễn dịch: Nhờ chứa nhiều vitamin C mà có thể tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, đồng thời giúp phục hồi bệnh nhanh chóng.
- Giàu chất chống oxy hóa: Dưa lưới vàng Hà Lan chứa nhiều chất chống oxy hóa như: beta-carotene, vitamin C, E,... giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của các gốc tự do, qua đó giúp làm chậm quá trình lão hóa và duy trì sức khỏe tổng thể.
Dưa lưới Hà Lan cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất
- Cung cấp chất xơ: Nhờ sở hữu một nguồn chất xơ tốt khi ăn dưa lưới mà nó có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, duy trì sự hoạt động của ruột và làm giảm nguy cơ táo bón.
- Hỗ trợ giảm cân: Dưa lưới vàng Hà Lan có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều nước, vì vậy khi ăn dưa lưới bạn sẽ có cảm giác no mà không tăng cân. Ngoài ra, chất xơ có trong quả dưa này còn tạo cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cảm giác đói.
- Tốt cho tim mạch: Có chứa kali, một khoáng chất vô cùng quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Kali có trong dưa lưới giúp điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Hướng dẫn cách chọn trái dưa lưới Hà Lan ngon
Để có được một quả dưa lưới ngon, bạn có thể tham khảo bí quyết sau.
- Xem xét bề mặt: Đầu tiên bạn cần chọn trái dưa lưới có bề mặt mịn màng và không có vết bầm dập. Bởi những quả dưa lưới ngon sẽ có màu vàng óng, lớp lưới bên ngoài trải đều khắp thân quả dưa lưới.
- Kiểm tra độ cứng: Nhấn nhẹ vào vỏ quả dưa lưới. Nếu bạn thấy dưa vẫn còn cứng cáp và không bị mềm hoặc lún xuống thì đây là một loại quả dưa tươi ngon.
- Kiểm tra trọng lượng: Chọn quả dưa lưới vàng Hà Lan có trọng lượng nặng hơn so với kích thước của chúng. Bởi những trái dưa này thường có nhiều nước và thịt.
- Hương vị và mùi: Cách tốt nhất để biết được hương vị của quả dưa lưới đó là cảm nhận mùi hương của nó. Với những quả dưa ngon thường sẽ có mùi ngọt và thơm ngát.
- Hạn chế chọn trái dưa quá chín: Với những trái dưa lưới quá chín sẽ có vị ngọt quá mức và mất đi độ giòn. Nên chọn những quả dưa có cuống mới đảm bảo được độ ngọt và giòn cho quả tốt nhất.
Kỹ thuật trồng dưa lưới Hà Lan trên sân thượng cho năng suất cao
Trồng dưa lưới vàng Hà Lan trên sân thượng cũng là một cách tuyệt vời cho những người sống tại thành phố hoặc không có nhiều không gian diện tích. Dưới đây là hướng dẫn các bước để trồng dưa lưới vàng Hà Lan trên sân thượng đạt năng suất.
Chọn giống dưa lưới Hà Lan
Đầu tiên, bạn hãy chọn giống dưa lưới Hà Lan phù hợp để trồng. Tìm hiểu về các giống cây phổ biến và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên lựa chọn loại hạt F1 thuần chủng bởi loại hạt này cho tỉ lệ nảy mầm cao và đạt năng suất. Lưu ý không nên lựa chọn hạt giống lai ghép, không có thương hiệu rõ ràng vì loại giống này có tỉ lệ nảy mầm thấp và quả cũng không được sai.
Chuẩn bị chỗ trồng
Đảm bảo sân thượng của bạn cung cấp đầy đủ ánh sáng trong ngày và không gian trồng cây dưa lưới Hà Lan rộng rãi. Đối với loại cây này, bạn có thể sử dụng chậu hoặc khay trồng dưa lưới.
Chuẩn bị đất và chậu
Sử dụng loại đất phù hợp cho cây dưa lưới như đất sạch trộn với phân trùn quế, dịch trùn quế, xơ dừa,...
Hướng dẫn cách tự trộn đất trồng cây dưa lưới Hà Lan: Lấy xỉ than tổ ong, ngâm nước một ngày một đêm. Cứ khoảng vài tiếng bạn lại thay nước một lần để loại bỏ tạp chất có trong than. Sau đó bạn vớt than ra và trộn 40% đất thêm 40% xỉ than thêm 20% trấu trộn đều với nhau là hoàn thành nhé.
Cách trồng cây dưa lưới
Ươm hạt
Khi đã chuẩn bị đầy đủ về hạt giống, chậu, đất trồng cây thì bạn tiến hành ươm hạt. Ngâm hạt với nước ấm với tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh trong vòng khoảng 4 - 5 tiếng, sau đó đem hạt ủ trong vải ẩm cho đến khi thấy hạt có hiện tượng tách nhẹ thì hãy đem hạt ra ươm.
Sau đó bạn mang hạt bỏ vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên trên, sau đó tưới nước để duy trì độ ẩm cho hạt. Lưu ý bầu ươm cần để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau khoảng 2 - 3 ngày bạn sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này hãy tú nước để cây phát triển nhé. Chỉ từ 7 - 10 ngày thì cây đã ra 2 lá.
Trồng cây dưa lưới con
Sau khi cây ra 2 lá chính thì bạn hãy sẽ đưa cây con sang chậu trồng. Đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu và từ từ tháo bầu ươm rồi đặt cây con vào chậu sau đó lấp đất lại nén đất xung quanh gốc và tưới nước cho cây. Lưu ý đặt cây con ở nơi thoáng mát, tưới 2 lần/ngày để cung cấp độ ẩm cho cây phát triển.
Chăm sóc và tưới nước
Để cây phát triển tốt thì bạn cần tưới nước đều đặn. Đừng quên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới để tránh tình trạng cây bị úng nước. Ngoài ra, cây cần cung cấp đủ ánh sáng, ít nhất là 6 - 8 giờ/ngày.
Cung cấp hỗ trợ và dây leo
Dưa Hà Lan là loại cây leo, do đó bạn cần hỗ trợ tạo dây leo để cây có thể phát triển. Bạn có thể sử dụng cọc, lưới hoặc giàn để làm giàn leo cho cây.
Chăm sóc cây dưa lưới Hà Lan trên sân thượng
Bón phân
Khi cây dưa lưới vàng Hà Lan đã phát triển. lúc này bạn cần bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.
- Khi cây dưa lưới vàng Hà Lan ra được 3 - 4 lá thì hãy tưới đạm để cây phát triển nhanh và thân vươn dài. Khoảng 1/2 chén đạm bạn đem hòa cùng 7 - 8 lít nước sau đó đem tưới cho cây.
- Khi cây ra nhiều lá và xuất hiện nhiều nụ non thì bạn hãy pha theo tỉ lệ 3 đạm : 1 lân : 2 kali với 7 - 8 lít nước, sau đó đem hỗn hợp đi tưới cách ngày cho cây dưa lưới có đủ chất dinh dưỡng phát triển.
Kiểm tra sâu bệnh và sâu bọ
Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh trên cây. Khi phát hiện sâu bệnh, bạn hãy sử dụng thuốc trừ sâu tự nhiên hoặc hóa học phù hợp.
Thu hoạch dưa lưới vàng Hà Lan
Sau khoảng 70 - 80 ngày quả dưa lưới đã đạt được kích thước và màu sắc mong muốn thì bạn có thể thu hoạch dưa lưới rồi.
Thu hoạch dưa lưới Hà Lan
Cách bảo quản dưa lưới vàng Hà Lan
Để dưa lưới luôn được tươi ngon và lâu hơn, bạn cần nắm rõ cách bảo quản sau đây.
- Để quả dưa ở nơi khô ráo: Bạn có thể để dưa nguyên quả khoảng 2 - 5 ngày.
- Để bảo quản dưa đã bổ: Bạn có thể dùng màng nhựa bọc dưa lưới lại hoặc cho dưa lưới vào hộp có nắp đậy kín sau đó cho vào hộc đựng hoa quả trong tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản dưa lưới vàng Hà lan khoảng từ 0 - 15 độ C.
Trên đây là những thông tin cung cấp về giá trị dinh dưỡng, tác dụng và kỹ thuật trồng dưa lưới vàng Hà Lan mà bạn có thể tham khảo. Hiện tại, BIFARM đang cung cấp các loại dưa đa dạng các loại dưa lưới như: Dưa lưới Huỳnh Long, dưa lưới Hạ Uyển, dưa lưới TL3, dưa lưới vàng,... Nếu bạn có nhu cầu đặt mua hãy liên hệ BIFARM để được tư vấn tốt nhất.
BIFARM - Từ Nông Trại Đến Bàn Ăn
- Hotline: 0927 61 61 61
- Email: phamthanhtrung@msn.com
- Địa chỉ: 336 Quốc Lộ 13, Bến Cát, Bình Dương